Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Bảng thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi khác nhau?

Với mẹ bỉm, thời gian ngủ của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm vì giấc ngủ trong những năm tháng đầu đời luôn có sự khác biệt rất lớn so với người trưởng thành. Hơn nữa, giấc ngủ còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Do đó, việc nắm rõ bảng thời gian ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ biết được trẻ có ngủ đủ giấc hay không. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Thời gian ngủ hợp lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ được ngủ đủ giấc mang đến rất nhiều lợi ích về tăng trưởng: thúc đẩy sự phát triển trí não, hỗ trợ quá trình phát triển cơ xương cho chiều cao và thể lực, tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ ít ốm vặt, giữ cho trẻ một trạng thái tinh thần tốt nhất,….

Ngược lại nếu không có một giấc ngủ ngon, hay tỉnh giấc, ngủ không đủ và quấy khóc sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ các hoạt động trên bao gồm não bộ, trí nhớ, thể chất, tâm lý, tinh thần,…..Do đó, ba mẹ cần nắm rõ về thời gian ngủ của trẻ để có những phương pháp điều chỉnh hợp lý hơn, đưa trẻ về giấc ngủ đủ giấc.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi

Thời gian ngủ chuẩn của trẻ ở giai đoạn này có thể ngủ đến 18 tiếng mỗi ngày chia đều cho cả ban ngày lẫn ban đêm, thông thường sẽ là 8 tiếng ban ngày và 9 tiếng vào ban đêm. Mỗi giấc ngủ của trẻ không kéo dài mà thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và sẽ thức dậy vì đói, đó là lý do vì sao vào ban đêm trẻ lại thường xuyên tỉnh giấc như vậy.

Giai đoạn này cũng là giai đoạn khó khăn nhất với mẹ vì phải “sinh hoạt” theo lịch của trẻ. Nhưng vì đây cũng là giai đoạn tăng trưởng quan trọng, trẻ cần được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và no bụng nên mẹ hãy cố gắng cho trẻ bú đủ cữ với lượng sữa thích hợp bất cứ khi nào trẻ đói bụng.


Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi

Ít hơn trẻ 2 tháng 4 tiếng đồng hồ, giai đoạn trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, giấc ngủ trong ngày sẽ trong khoảng 14 – 16 tiếng mỗi ngày và trẻ bắt đầu có sự tương tác nhiều hơn với ba mẹ thay vì chỉ ngủ và ăn. Đây cũng là thời điểm trẻ có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ của người lớn và mẹ sẽ không gặp khó khăn trong việc dỗ con ngủ hoặc đánh thức con dậy.

Hơn nữa khi vào ban đêm, trẻ sẽ chỉ tỉnh giấc 1 – 2 lần để đòi bú hoặc có những trẻ ngủ đến 6 tiếng đồng hồ mà không cảm thấy đói.

Lúc này, ba mẹ cũng nên thiết lập một thói quen ngủ mới để trẻ dễ dàng phân biệt được ngày và đêm, tránh tình trạng “ngủ ngày cày đêm” như giai đoạn trước khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, không những vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Trẻ nhỏ từ 6 – 8 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi từ 6 – 8 tháng cũng có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể vào giấc ngủ ban đêm trẻ đã có thể ngủ liên tục trong 8 tiếng đồng hồ, vào ban ngày trẻ sẽ ngủ 2 – 3 giấc ngủ ngắn kéo dài 3 – 4 tiếng và thời gian thức của trẻ cũng dài hơn là 3 – 4 tiếng.


Bảng thời gian ngủ của trẻ 6 – 8 tháng

Thời gian ngủ của trẻ nhỏ từ 9 – 12 tháng tuổi

Từ 9-12 tháng, thời gian ngủ của trẻ sẽ chỉ còn 9 – 12 tiếng/ vào ban đêm và ít ngủ ngày hơn kể cả những giấc ngủ ngắn. Do đó, trẻ có thể tương tác thường xuyên hơn với mọi sự vật sự việc xung quanh nhưng điều này cũng kéo theo một vấn đề là trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ tốt hơn như trước.

2. Bảng tổng hợp thời gian ngủ của trẻ

Để ba mẹ dễ dàng theo dõi hơn, theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine – AASM), bảng thời gian ngủ của trẻ tóm tắt như sau:

– Từ 0 – 1 tháng tuổi: 18 tiếng/ ngày, ngủ nhiều giấc ngắn thường kéo dài khoảng 1 đến 2 tiếng tùy giấc

– Từ 2 – 4 tháng: 16 tiếng/ngày, giấc ngủ kéo dài từ 4 – 6 tiếng và thường diễn ra vào buổi tối

– Từ 4 – 12 tháng: 12 – 15 tiếng/ ngày

>>>Xem thêm: Bí quyết dỗ bé ngủ nhanh chóng

Bổ sung Vitamin D3K2 Mk7 Healthy Care hỗ trợ giấc ngủ ngon cho trẻ:

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thể ngủ ngon giấc với thời gian ngủ tốt nhất là do thiếu đi các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ mà cụ thể ở đây là vitamin D3 và vitamin K2. Đây là 2 nguồn vitamin có tác dụng dẫn truyền canxi vào đúng vị trí của xương vì khi thiếu canxi xương khó phát triển tốt, khiến trẻ nhức mỏi các cơ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

Vậy nên việc sử dụng Vitamin D3K2 Mk7 Healthy Care ngay từ những năm tháng đầu đời là cách tốt nhất để “bảo vệ” giấc ngủ của trẻ và hỗ trợ sự phát triển toàn diện.


D3K2 Mk7 Healthy Care

Trước khi bất cứ sản phẩm nào đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua hơn 20 lần kiểm tra chất lượng. Tất cả đều phù hợp với tiêu chuẩn TGA và cGMP nên vô cùng an toàn với trẻ sơ sinh.

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *