Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

6 THỰC PHẨM LẤY HẾT CANXI CỦA TRẺ MÀ MẸ VẪN LẦM TƯỞNG

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến lượng canxi của trẻ và gián tiếp lên sự phát triển chiều cao trong tương lai. Tuy nhiên, dù hiện nay có đa dạng các loại thực phẩm giàu canxi nhưng trong số đó cũng có không ít những loại có thể “rút mất” canxi trong cơ thể trẻ mà nhiều mẹ vẫn lầm tưởng chúng có lợi. Vậy đó là những món ăn “khoái khẩu” nào. Hãy cùng d3k2 tìm hiểu dưới bài viết nhé.

1. Đồ ăn mặn khiến lượng canxi của trẻ giảm sút

Nhu cầu canxi của trẻ rất lớn nếu suy giảm nghiêm trong có thể dẫn tới những hậu quả đáng lo ngại. Muối hoặc các đồ ăn mặn như dưa cà, cá khô, muối chấm hoa quả xuất hiện với tần suất dày đặc trong các bữa ăn hằng ngày. Nhưng theo khuyến cáo của rất nhiều các chuyên gia việc ăn quá mặn sẽ không tốt cho sức khỏe đặc biệt là với trẻ nhỏ, thói quen này tác động xấu đến chức năng lọc của thận, có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp.

Đặc biệt chúng chính là một trong những nguyên nhân khiến lượng canxi của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi, khi được bài tiết ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu, muối vô tình sẽ kéo theo cả canxi. Điều này làm giảm sự hấp thụ canxi cho bé

Vì thế, trong mỗi khẩu phần ăn hằng ngày, mẹ nên gia giảm lượng muối hơn nữa để trẻ quen dần với việc ăn vừa vặn. Ngoài ra, với những trẻ đang trong thời kỳ mới ăn dặm, không nên nêm nếm thêm bất cứ một loại gia vị nào khác, mà chỉ sử dụng vị tự nhiên của các loại thực phẩm hoặc có thể thêm ½ muỗng cà phê nhỏ để vừa đảm bảo đủ chất, vừa không hạn chế canxi của trẻ.


Canxi của trẻ bị bài tiết khỏi cơ thể

2. Nước ngọt có ga

Nước ngọt có gas được xem là thứ nước “gây nghiện” với cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng chúng lại được coi là “con dao” chặt đứt sự hấp thụ canxi của trẻ vào cơ thể bởi vì trong nước ngọt có gas chứa một lượng lớn photpho, chất này tuy có sự tác động tốt cho sự phát triển xương và răng nhưng nếu nạp quá nhiều, photpho sẽ làm tăng bài tiết canxi qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, bên trong nước ngọt có caffeine, khi chất này vào cơ thể sẽ làm trẻ hấp thụ canxi kém dẫn đến việc xương dần bị yếu theo thời gian.

Không những thế, chúng còn là nguyên nhân gây ra các bệnh như tăng cân béo phì, hỏng men răng, tiểu đường, các bệnh về gan và thận, chậm phát triển trí não, kích thích hệ thần kinh trung ương.

Thay vào đó, mẹ hãy dành chút thời gian xay hoặc ép hoa quả tươi như cam, dứa, cà rốt, dưa hấu,…. để làm đồ uống “giải khát” cho trẻ.

3. Vỏ tôm

Đây là loại thực phẩm gây hiểu lầm nhiều nhất khi hầu hết số đông đều cho rằng lớp ngoài cứng cáp mà vỏ tôm “sở hữu” chứa một lượng canxi rất lớn, ăn càng nhiều sẽ càng có lợi cho sự phát triển chiều cao, xương khớp, kể cả phòng ngừa thiếu canxi ở trẻ.

Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ tôm gần như không có hoặc rất ít hàm lượng canxi, nên dù cho trẻ ăn nhiều đi chăng nữa cũng không đem lại tác dụng gì to lớn.

Ngược lại, việc tiêu thụ vỏ tôm còn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe đặc biệt với những trẻ có đường tiêu hóa kém, loại thực phẩm này sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Hơn nữa, cũng chính vì lớp vỏ cứng mà nhiều người cho rằng chứa nhiều canxi đó lại dẫn đến tình trạng hóc, nghẹn rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ,.

Thực phẩm hạn chế canxi của trẻ

4. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic

Các ion canxi khi kết hợp với các ion dương trong thực phẩm chứa nhiều axit oxalic… sẽ tạo thành muối canxi không hòa tan. Muối canxi sẽ được bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu làm giảm lượng hấp thụ canxi vào cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic có thể kể đến như sắn, rau chân vịt, măng, súp lơ xanh, cải xoong, rau diếp, măng tây, khoai tây, cà tím,…

5. Nước hầm xương

Nước hầm xương dinh dưỡng như vậy tại sao lại hạn chế được lượng canxi của trẻ? Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi nghe tên “nước hầm xương” trong danh sách các loại thực phẩm “rút sạch” canxi của trẻ.

Trên thực tế, có 3 nguyên nhân sau khiến nước hầm xương không được khuyến khích cho trẻ ăn nhiều
– Xương có khá nhiều canxi nhưng đó chỉ là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ được.
– Nếu chỉ cho trẻ ăn nước mà không ăn cái, trẻ sẽ bị thiếu hụt nguồn chất đạm – dưỡng chất kích thích sự tạo xương và là tiền đề cho mọi sự phát triển trong cơ thể.
– Chất béo trong tủy xương có hàm lượng rất lớn, trẻ ăn nhiều có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Hơn nữa những chất béo này thuộc nhóm động vật nên sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi,…..


Nước hầm xương có hạn chế canxi của trẻ?

6. Thiếu hụt vitamin D3 K2

Khi canxi được nạp vào cơ thể trẻ, Vitamin D3 sẽ có tác dụng dẫn canxi từ đường ruột vào máu, sau đó vitamin K2 MK7 làm nốt công việc còn lại, tiếp tục quá trình điều tiết canxi từ máu vào tận mô xương. Vậy nên để canxi của trẻ không đi lung tung và gây hại lên một số bộ phận trong cơ thể, sự có mặt của vitamin D3 K2 là cực kỳ cần thiết.

Mỗi ngày, nhu cầu canxi của trẻ rất lớn vậy nên để canxi có thể hấp thu nhanh , chóng, đi đúng chỗ và nhường những đợt canxi khác. Mẹ hãy cho bé dùng ngay Vitamin D3 K2 MK7 của Healthy care để bổ sung song song 2 dưỡng chất. Được điều chế dưới dạng nước nên dễ hấp thu, hàm lượng D3k2 MK7 đạt “tỷ lệ vàng” nên đảm bảo hiệu quả tốt nhất, thành phần tinh khiết, an toàn tuyệt đối cho trẻ.


Vitamin D3K3 MK7 Healthy care hỗ trợ trẻ hấp thu canxi hiệu quả

Bé thấp bé nhẹ cân hơn các bạn bè cùng trang lứa, phát triển chiều cao chậm có thể do những nguyên nhân từ chế độ ăn uống. Vì thế, mẹ hãy tránh sử dụng những loại thực phẩm trên để không hạn chế canxi của trẻ trong bữa ăn hằng ngày.

>>>Xem thêm: 5 sai lầm vô tình “cản trở” trẻ phát triển chiều cao 

*Thông tin sưu tầm* 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *