Giấc ngủ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe và cả sự tăng trưởng tốt nhất ở trẻ. Nhưng hiện nay, nhiều trẻ phải đối mặt với tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ngay từ khi còn rất nhỏ. Vấn đề trẻ khó ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong số đó là thiếu đi một số chất dinh dưỡng cụ thể. Vậy đó là những dưỡng chất nào? Câu hỏi sẽ được giải đáp chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
1. Thiếu Vitamin D khiến trẻ khó ngủ
Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Vitamin D là loại vitamin đầu tiên được khuyên dùng bổ sung khi trẻ mắc phải chứng mất ngủ cũng như những tình trạng khác làm gián đoạn đến giấc ngủ ngon mỗi ngày. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và mức vitamin D, các chuyên gia nhận thấy sự thiếu hụt dưỡng chất này có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ngủ ít hơn 4 giờ mỗi đêm.
Ngoài giấc ngủ, thiếu vitamin D còn liên quan đến một số trạng thái phổ biến ở trẻ như rụng tóc vành khăn, dễ quấy khó, khiến cơ thể khó hấp thụ canxi dẫn đến còi xương, thấp bé, chậm mọc răng,….
Vì vậy nếu cha mẹ quan sát trẻ khó ngủ nên cân nhắc việc bổ sung Vitamin D thông qua thực phẩm bổ sung như Vitamin D3K2 MK7 Healthy care với hàm lượng 200IU Vitamin D3 cùng 15mcg K2 MK7 mang đến hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng cho trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ. Ngoài ra có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin D khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm và tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời vào thời điểm thích hợp trong ngày.
Vitamin D3K3 MK7 Healthy Care hỗ trợ bổ sung hàm lượng vitamin D cao giúp trẻ khó ngủ
2. Cơ thể thiếu Magie
Cung cấp đủ Magie trước hết giúp cơ thể và tinh thần của trẻ luôn trong trạng thái được thư giãn, giấc ngủ vì thế cũng “ngon” hơn. Tiếp đến magie còn được biết là tham gia vào quá trình tăng nồng độ GABA – chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não liên quan đến giấc ngủ. Vì thế nếu cơ thể thiếu Magie, có thể trẻ khó ngủ về đêm lẫn cả vào ban ngày.
3. Trẻ khó ngủ do thiếu Canxi
Trẻ khó ngủ có phải thiếu canxi? Canxi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong quá trình hình thành, phát triển hệ xương răng và giúp cho chúng trở nên chắc khỏe hơn. Vậy tại sao trẻ thiếu canxi lại có liên quan đến tình trạng khó ngủ? Những triệu chứng thiếu canxi như chuột rút, đau các cơ, cứng cơ,…..khiến cơ thể trẻ khó chịu thậm chí đau đớn khiển chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ chưa nắm được thông tin đó là thiếu canxi còn có thể gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương khiến trẻ thường xuyên có cảm giác hưng phấn thái quá và gây ra những biểu hiện mất ngủ, khó ngủ.
Canxi hỗ trợ trẻ khó ngủ
4. Thiếu kẽm
Trẻ khó ngủ do đâu? Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của trẻ. Nó đảm bảo rằng các hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường. Khi trẻ thiếu kẽm, trẻ có thể bị nhiễm trùng, chậm phát triển hoặc tiêu chảy. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến việc trẻ khó ngủ hay quấy khóc, thức đêm.
5. Thiếu chất dinh dưỡng nào khiến trẻ khó ngủ: Sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề nhiều mẹ đã nắm rõ, nhưng đằng sau việc thiếu máu đó còn có thể gây ra những tác hại lớn đến giấc ngủ của trẻ, khi đó máu nuôi lên não không đủ, khiến tế bào não không được cung cấp đủ oxy kéo theo việc suy giảm nhận thức, tăng lo lắng, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và thức dậy thường xuyên.
Bổ sung đủ sắt giúp trẻ ngủ ngon hơn
6. Thiếu Vitamin B
Trẻ khó ngủ cần bổ sung gì? Nhóm vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 có thể gây tình trạng trẻ mất ngủ nếu thiếu hụt hàm lượng lớn trong cơ thể bởi dưỡng chất này nổi tiếng với khả năng điều hòa hệ thống thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Trẻ thiếu vitamin B còn kèm theo những biểu hiện khác như tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy, lười ăn, viêm kết mạc, cổ họng và lưỡi bị sưng hay quấy khóc và cáu gắt không rõ nguyên nhân,…….
Hiểu được vấn đề thiếu chất dinh dưỡng nào khiến trẻ khó ngủ từ đây ba mẹ hãy thiết lập chế độ ăn uống tốt nhất cho trẻ nhé. Với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ hoặc sữa công thức ( nếu không có điều kiện dùng sữa mẹ) chính là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất trên. Với trẻ trên 6 tháng bước vào giai đoạn ăn dặm, cần đa dạng bổ sung các thực phẩm tự nhiên và bổ sung từ nguồn thực phẩm chức năng nếu thiếu hàm lượng trầm trọng so với nhu cầu cụ thể.
>>>Xem thêm: Bí quyết để dỗ bé ngủ nhanh chóng giúp mẹ nhàn tênh
*Thông tin sưu tầm*