Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều phải trải qua quá trình thay răng một lần trong đời để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn chắc chắn. Tuy nhiên, trong quá trình này ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi trẻ thay răng để răng khỏe mạnh, không bị lệch lạc và gặp những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy những lưu ý đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Quá trình trẻ thay răng
“Trẻ thay răng khi nào?” Câu trả lời là từ từ khi trẻ lên 5 – 6 tuổi, răng sữa của trẻ sẽ rụng dần để thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn, cuối cùng hoàn tất chu kỳ này vào khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên vẫn có những trẻ thay răng sớm hơn hoặc muộn hơn, ngoài ra bé nữ sẽ có xu hướng thay răng sớm hơn bé nam nhưng ba mẹ yên tâm vấn đề này không gây ảnh hưởng đến con.
Thông thường, quá trình thay răng sữa sẽ diễn ra như sau:
– Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.
– Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
– Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên.
– Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới.
– Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất.
– Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất.
– Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.
– Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay răng nanh hàm dưới.
– Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2.
– Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2.
Trẻ thay răng mấy tuổi?
2. Có nên tự nhổ răng cho trẻ thay răng tại nhà?
Dấu hiệu trẻ thay răng sữa dễ nhận thấy nhất là răng lung lay, chỉ cần có một tác động nhỏ răng có thể tự rụng được, do đó nếu kiểm tra răng của trẻ đã lung lay khá mạnh, ba mẹ có thể thực hiện việc nhổ ngay tại nhà và cầm máu đơn giản bằng bông gòn.
Tuy nhiên trong trường hợp răng của trẻ vẫn không tự lung lay và không tự rụng được thì ba mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng, tránh để lâu sẽ khiến cho răng vĩnh viễn sẽ mọc trồi lên răng sữa gây đau nhức cho trẻ, tệ hơn là trẻ thay răng sữa bị mọc lệch khiến hàm răng sau này khấp khểnh, khó có thể đều và đẹp được. Hơn nữa nếu tự ý nhổ tại nhà, trẻ dễ mắc viêm nha chu do không được vệ sinh đúng cách cũng như do chân răng không được lấy ra hoàn toàn, gây nhiễm trùng, thậm chí gây nên hiện tượng áp xe vùng mặt.
Có thể nhổ răng tại nhà cho trẻ
3. Trẻ thay răng sữa phải chăm sóc như thế nào?
Chăm sóc trẻ trong quá trình thay răng rất quan trọng nhằm mang lại hàm răng khỏe mạnh, đều và đẹp khi trưởng thành.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày: Vẫn phải duy trì ngày 2 lần đánh răng, ba mẹ hãy nhắc nhở trẻ ở những vị trí răng đã rụng hãy đánh thật nhẹ nhàng để không tổn thương nướu. Có thể dạy trẻ cách dùng chỉ nha khoa để lấy hết cặn thừa thức ăn hoặc dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám.
– Giảm đau khi thay răng: Nếu trẻ thay răng bị, lúc này, ba mẹ nên áp dụng phương pháp chườm lạnh hay sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ thoải mái hơn. Song song đó, cho bé uống nhiều nước ấm và ăn thức ăn loãng. Bởi lúc này, bé sẽ gặp khó khăn khi nhai nuốt.
– Khám nha khoa định kỳ: Trong giai đoạn trẻ thay răng hay đã mọc những răng trưởng thành chắc chắn ba mẹ vẫn nên đưa trẻ đến nha khoa để khám định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề về răng và được tư vấn cụ thể cách chăm sóc.
Cho trẻ khám nha khoa định kỳ
– Tránh những loại thực phẩm “gây hại” cho răng: Đồ quá ngọt hoặc quá lạnh đều phải tránh cho trẻ sử dụng quá nhiều – nguyên nhân gây ra sâu răng và một số vấn đề khác.
– Loại bỏ những thói quen xấu của trẻ: Rất nhiều trẻ trong giai đoạn thay răng, mọc răng đều có thói quen đá lưỡi vào vị trí đó. Vừa dễ bị nhiễm trùng, vừa khiến răng mọc bị xô ra, vừa gây hại cho men răng. Vì thế ba mẹ cần loại bỏ ngay thói quen “xấu” này ở trẻ.
Quá trình trẻ thay răng sữa chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng của con cũng như lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng như trên. Ngoài ra để đảm bảo sự chắc khỏe cho răng và lợi của trẻ, ba mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm canxi và Vitamin D3K2 MK7 Healthy care nhé.
>>>Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ sở hữu hàm răng chắc khỏe
*Thông tin sưu tầm*