Theo mốc phát triển của trẻ sơ sinh, 3 – 4 tháng là thời điểm trẻ bắt đầu biết lẫy nhưng đôi khi có những trẻ đến tháng thứ 6, 7 vẫn chưa lẫy được hoặc bỏ qua luôn giai đoạn này để chuyển sang bò hoặc ngồi, sự chậm trễ này được gọi là “trẻ trốn lẫy”. Vậy trẻ trốn lẫy có gây ra tác hại gì không? Phải làm sao nếu trẻ không theo mốc phát triển lẫy bình thường? Ba mẹ hãy cùng D3K2 tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
1. Trẻ trốn lẫy có sao không?
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy rất vui khi trẻ có thể ngồi thẳng lưng, đứng vững vàng và chập chững bước đi nên thường không mấy quan tâm đến hiện tượng trẻ trốn lẫy . Tuy nhiên, việc bỏ qua giai đoạn lẫy, bò có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề về khả năng vận động và phát triển trong tương lai.
Ảnh hưởng đến sự phát triển vận động
Vì trẻ trốn lẫy trốn bò khiến sự chuyển động tay chân trên cơ thể sẽ kém linh hoạt bình thường, không thể rèn luyện sức mạnh để có lực đẩy người lên hay thay đổi thư thế từ đó cũng làm chậm các hoạt động khác như ngồi, bò, đứng, đi.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
“Tại sao việc trốn lẫy lại ảnh hưởng đến cả não bộ của trẻ?” Bởi hoạt động của tay chân thường liên quan trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển của não bộ như ngón cái của bàn tay phải tương ứng với vỏ não trước trán bên phải, liên quan tới chức năng tâm thần, ngón trỏ của bàn tay phải tương ứng với thùy trán của não trái, có ảnh hưởng đến chức năng tư duy,…….
Do đó, hoạt động tay chân kém đồng nghĩa với việc không thể phát triển vùng não tương ứng, chỉ số IQ cũng từ đó mà suy giảm ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng học tập của trẻ về lâu dài.
Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, giác quan
Không phải tự nhiên, chúng ta được khuyến khích cần vận động cơ thể thường xuyên điều này không những hỗ trợ tốt về mặt tăng cường thể chất mà còn giúp quá trình lưu thông máu lên não không bị gián đoạn.
Trẻ lẫy, lật, bò cũng là một loại vận động, vậy nên nếu trẻ trốn lẫy, lượng máu lên não không có đủ để đáp ứng mọi nhu cầu trong cơ thể
Tác hại khi trẻ trốn lẫy
2. Nguyên nhân trẻ trốn lẫy
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ trốn lẫy mà ba mẹ cần nắm rõ:
Trẻ không có nhu cầu vận động
“Tại sao trẻ trốn lẫy?” nguyên nhân đầu tiên là do trẻ không có nhu cầu vận động. Một số trẻ xảy ra tình trạng này có điểm chung là thường xuyên được ông bà, bố mẹ bế cả ngày khiến trẻ trở nên “lười” hơn.
Trẻ bị nhầm lẫn giữa môi trường ăn, ngủ và chơi
Nuôi một em bé, ba mẹ nào cũng muốn “tiện”, đang trên giường tiện cho bé ăn trên giường, chơi trên giường, đang trên sofa tiện cho bé ăn và ngủ luôn,……Nhưng chính việc gộp chung tất cả hoạt động ăn, ngủ, chơi của trẻ vào một khu vực nhất định có thể khiến cho trẻ bị rối loạn, không thể ý thức được hoạt động tiếp theo diễn ra từ đó không thể mách bảo bản thân phát triển theo đúng mốc.
Do xương của trẻ chưa cứng cáp
3 – 6 tháng tuổi, xương của trẻ cứng cáp hơn so với giai đoạn trước đó đủ để thực hiện mọi hoạt động theo đúng mốc phát triển. Tuy nhiên, có nhiều trẻ mặc dù đã đến tuổi lẫy nhưng hệ xương của trẻ vẫn yếu ớt, chưa thật sự cứng cáp nên vẫn chưa thể tự nâng cơ thể để có thể lẫy.
Do đâu trẻ bỏ qua giai đoạn này
3. Phải làm sao khi trẻ trốn lẫy?
– Không bế bé quá nhiều tốt nhất hãy để trẻ tự do khám phá, tự do chơi
– Khi đến tuổi cần biết lẫy, ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách nghiêng người bé sang một bên và dùng những đồ chơi bé yêu thích để kích thích con với đến.
– Ba mẹ nên bổ sung thêm canxi và đừng quên bổ sung đồng thời cả vitamin D3K2 để quá trình hấp thụ canxi vào xương diễn ra đúng cách, đúng tiến trình.
Vitamin D3K2 Healthy Care hận hạnh đồng hành cùng mẹ trong mọi mốc phát triển của trẻ
Vitamin D3K2 Healthy Care
>>>Xem thêm: Tác dụng của D3K2 MK7 Healthy care
Nếu nhận thấy “trẻ trốn lẫy” ba mẹ hãy có những biến pháp can thiệp kịp thời để không lạm chậm lại quá trình phát triển vận động so với các bé khác và hạn chế được những ảnh hưởng không tốt đến não bộ.
*Thông tin sưu tầm*