Trẻ chậm phát triển chiều cao được nhận biết thông qua những dấu hiệu như trẻ thấp hơn các bạn bè cùng trang lứa, trẻ thấp hơn anh chị em ruột, quần áo con mặc rất lâu chặt, tốc độ tăng trưởng chậm so với mức <5cm/năm hoặc không theo các chỉ số tiêu chuẩn chiều cao……Đây là vấn đề khiến nhiều ba mẹ vô cùng lo lắng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong tương lai. Vì thế trong bài viết dưới đây hãy cùng D3K2 Healthy Care tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao để từ đó nhanh chóng có hướng xử lý kịp thời. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Trẻ chậm phát triển chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng
Vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao? Lý do đầu tiên là do tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ không đủ và ngày càng “suy yếu”, trong khi đó đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong đó có chiều cao. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm trong đời, xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hay đến từ những tổn thương tại vùng tuyến yên, chấn thương đầu, u não, viêm màng não,…….
Trong trường hợp trẻ thiếu hormone tăng trưởng, ba mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa dinh dưỡng để được điều trị kịp thời.
Trẻ chậm phát triển chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng
2. Suy tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng điều tiết canxi và photpho trong máu- đây đều là 2 dưỡng chất quan trọng hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì thế một khi, suy tuyến giáp xảy ra sẽ khiến trẻ tăng trưởng chậm thậm chí kèm theo các biểu hiện khác kén ăn, thấp còi, dậy thì muộn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra suy tuyến giáp ở trẻ, trong đó bao gồm do di truyền, do mẹ trong thai kỳ bị thiếu i-ốt, do trẻ bị loạn sinh tuyến giáp hoặc loạn sinh hormon tuyến giáp.
3. Trẻ chậm phát triển chiều cao do di truyền
Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao còn có thể do yếu tố di truyền gây nên. Theo một nghiên cứu được đăng tải có đến 10.000 biến thể gen phổ biến ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ trong đó di truyền chiếm đến 50% số gen đó. Do đó, ba mẹ thấp còi, chiều cao kém thì khả năng trẻ cũng có sự phát triển tương ứng.
Yếu tố chiều cao bị ảnh hưởng bởi di truyền
4. Trẻ chậm phát triển chiều cao ngay từ trong bụng mẹ
Mẹ có biết trong 3 giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, giai đoạn thai nhi cũng thuộc nhóm giai đoạn vàng này. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ xương của trẻ đã bắt đầu được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng, vậy nên mẹ bầu cần bổ sung thật nhiều thực phẩm chứa nguồn canxi dồi dào cùng các dưỡng chất hỗ trợ khác để trẻ có đủ dinh dưỡng cho khả năng sở hữu chiều cao lý tưởng khi ra đời và trong suốt quá trình lớn nên.
Ngược lại, nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học thì thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh ra có cân nặng nhỏ hơn 2,5 kg). Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, có khoảng 10% trẻ nhẹ cân sau sinh, không thể tăng trưởng chiều cao kịp trẻ cùng tuổi trong hai năm đầu đời.
5. Dinh dưỡng kém
Trong 3 yếu tố giúp trẻ phát triển chiều cao bao gồm luyện tập thể dục, giấc ngủ và dinh dưỡng thì dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất là 32% đặc biệt trong ba giai đoạn vàng tăng trưởng (bào thai, 0-3 tuổi và dậy thì).
Vậy không để trẻ chậm phát triển chiều cao, bố mẹ cần bổ sung các dưỡng chất nào? Đó là canxi, phốt pho, magie và vitamin D3, vitamin K2. Canxi cần thiết nhất nhưng ba mẹ cũng tuyệt đối không nên quên bổ sung kèm cả vitamin D3K2 vì đây là 2 nguồn dinh dưỡng có chức năng tăng cường khả năng hấp thụ canxi vào xương một cách tốt nhất. Nguồn bổ sung vitamin D3K2 hiệu quả nhất chính là Vitamin D3K2 Healthy Care.
Trẻ thiếu D3K2 khiến chiều cao phát triển chậm
6. Bệnh do bất thường nhiễm sắc thể
Một số hội chứng dị tật bẩm sinh như Down, Turner, Klinefelter, Noonan, … làm biến đổi nhiễm sắc thể khiến trẻ em chậm phát triển chiều cao
– Hội chứng Down: Trẻ bị thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gene khiến tâm thần bị trì trệ, não nhỏ, khả năng học tập sa sút và tầm vóc thấp.
– Hội chứng Turner: Rối loạn nhiễm sắc thể giới tính X ở nữ giới khiến vẹo cột sống, cổ ngắn, tai rutt, cằm nhọn, dáng người thường thấp hơn người trưởng thành cùng tuổi, cùng giới tính đến 45 cm.
– Hội chứng Noonan: Là một bệnh di truyền trên gen lặn nên nhiều trẻ sinh ra mắc hội chứng Noonan vẫn có chiều cao bình thường nhưng càng lớn thì phát triển càng chậm.
7. Trẻ chậm phát triển chiều cao do thiếu máu
Thiếu máu cũng là nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao. Vì khi thiếu máu, cơ thể trẻ sẽ chậm tiết ra một loại hormone tăng trưởng khác có tên là IGF- I (Insulin-like Growth Factor -1) có chức năng kích thích quá trình phân bào (mitosis) và biệt hóa tế bào (differentiation) khiến trẻ không những chậm tăng trưởng chiều cao mà còn chậm tăng cân, giảm hấp thụ.
Trẻ thiếu máu là nguyên nhân chậm phát triển chiều cao
8. Các bệnh lý mạn tính
Một số bệnh lý mạn tính như bệnh tim, hen suyễn, viêm ruột, tiểu đường, viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) tác động đến quá trình phát triển.
Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân hiện có khiến trẻ chậm phát triển chiều cao so với mức tăng trưởng bình thường.
>>>Xem thêm: 3 yếu tố giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng
*Thông tin sưu tầm*