Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

CHO TRẺ NGỦ MUỘN SAU 9H TỐI – TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG BA MẸ CẦN LƯU Ý

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hormone tăng trưởng của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất vào khung giờ “cao điểm” từ 21h – 1h tối. Chính vì thế nếu ba mẹ cho trẻ ngủ muộn lệch hơn múi giờ này sẽ ảnh hưởng không tốt đến não bộ, chiều cao, thể chất của trẻ, tác động xấu tới sức khỏe sau này. Vậy những tác hại khi trẻ ngủ muộn hơn 9h tối là gì? Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ nhé.

1. Tác hại khi cho trẻ ngủ sau 9 giờ tối

Để đưa ra kết luận giấc ngủ ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng, các nhà nghiên cứu đã theo dõi những trẻ có giấc ngủ ít vào ban đêm và thấy rằng cơ thể các bé phát triển rất chậm, trí não, chiều cao, sức khỏe toàn diện đều yếu hơn rất nhiều so với nhóm trẻ đi ngủ lúc 9h tối và ngủ đủ giấc.

Vậy những tác hại khi cho trẻ ngủ sau 9h tối là gì?

Hệ miễn dịch suy giảm, giảm đề kháng, dễ mắc bệnh

Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ tỷ lệ thuận với hệ thống miễn dịch của trẻ, nếu ngủ muộn cơ thể sẽ dần kiệt quệ, mệt mỏi kéo dài, miễn dịch từ đó cũng dần yếu đi, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào cơ thể trẻ, dễ bị ốm vặt, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mach, tai, mũi, họng.


Trẻ ngủ muộn rất dễ suy giảm miễn dịch

Trẻ ngủ muộn tăng nguy cơ béo phì

Tại Việt Nam, số lượng trẻ bị thừa cân béo phì đang ở mức đáng báo động, nguyên nhân chủ yếu do những sai lầm của ba mẹ trong vấn đề cung cấp năng lượng vượt quá mức nhu cầu cơ thể của trẻ mà không có những phương pháp vận động phù hợp, dẫn đến việc năng lượng bị chuyển hóa thành mỡ tích tụ lâu ngày từ đó gây béo phì.

Nhưng bên cạnh đó, thói quen đi ngủ của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị thừa cân. Bởi trẻ ngủ muộn hoặc thiếu ngủ trầm trọng sẽ làm giảm mức độ leptin – có tác dụng “báo hiệu” não ngừng ăn và tăng cảm giác no lâu, đồng thời tăng mức độ ghrelin – hormone kích thích sự thèm ăn, trẻ càng ăn đêm nhiều càng dễ tăng cân.

Ngoài ra, trong khi trẻ ngủ sớm có đủ năng lượng để hoạt động, vui chơi, tập thể dục cả ngày giúp tiêu hao được những năng lượng dư thừa thì trẻ thiếu ngủ sẽ luôn mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, không có sức khỏe để tham gia các hoạt động. Việc lười vận động sẽ tăng nguy cơ thừa cân.

>>>Xem thêm: Tác hại khi trẻ bị thừa cân béo phì 

Trẻ khó phát triển được chiều cao

Trẻ tăng chiều cao nhờ vào hoạt động sản xuất hormone tăng trưởng. Thế nên nếu trẻ ngủ muộn ban đêm cụ thể là sau 21 – 23h tối thì thời gian hormone tăng trưởng mạnh mẽ càng giảm sâu, quá trình phát triển xương cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo.

Tác hại khi trẻ ngủ muộn

Trẻ ngủ muộn chậm phát triển trí não

Thời gian ngủ tốt nhất trong một ngày của trẻ như sau:

– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: 12 – 16 giờ

– Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: 11 – 14 giờ

– Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: 10 – 13 giờ

– Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 9 – 12 giờ

– Trẻ từ 13 đến 18 tuổi: 8 – 10 giờ.

Vì thế nếu không đi ngủ sau 9 giờ tối, trẻ khó đảm bảo được “thời lượng” giấc ngủ hiệu quả nhất. Từ đó trẻ không những chậm phát triển chiều cao còn chậm phát triển cả trí não do hormone tăng trưởng không đủ, đầu óc trẻ sẽ kém minh mẫn, hay quên, khó ghi nhớ, ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập sau này.

Trẻ ngủ muộn dễ bị rối loạn hành vi

Mỏi mệt và căng thẳng vì thức khuya, có thể khiến trẻ dễ bị stress, cáu gắt, nóng nảy, khó giữ bình tĩnh, tính khí thay đổi thất thường, tệ hơn dẫn đến rối loạn hành vi, thường xuyên có những hành vi lệch lạc, không đúng chuẩn.

Trẻ ngủ muộn mệt mỏi

2. Nên làm gì để tạo thói quen ngủ sớm cho trẻ?

Để cải thiện tình trạng ngủ muộn ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

– Trước khi ngủ mẹ có thể thư giãn tinh thần cho bé bằng cách đọ một cuốn truyện, nghe nhạc du dương, trò chuyện nhẹ nhàng,…..để kích thích cơn buồn ngủ giúp trẻ ngủ sớm, ngủ sâu và đủ giấc hơn. Tránh những kích động, những trò chơi mạnh hoặc những chấn động tâm lý

– Không cho trẻ chơi các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

– Tạo một không gian ngủ thích hợp với nhiệt độ phòng phù hợp, không bị nóng, bí hoặc quá lạnh

– Ba mẹ có thể làm gương cho trẻ khi cùng nhau đi ngủ sớm

– Cho trẻ ngủ trưa điều độ, vì nếu giấc ngủ trưa chiếm thời gian lớn trong một ngày, buổi tối sẽ khó buồn ngủ hơn

– Đừng cho trẻ ăn quá no, đầy hơi, đau bụng khó chịu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Không gì tốt hơn bằng một giấc ngủ ngon, vì thế ba mẹ đừng cho trẻ ngủ muộn mà hãy cố gắng kiên trì tập cho bé thói quen đi ngủ sớm để quen giấc. Ngoài ra cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ điều độ hơn, ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng các thực phẩm chức năng như vitamin D3K2 Healthy Care sẽ hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn cho trẻ.

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *