Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

RỤNG TÓC VÀNH KHĂN Ở TRẺ: CÓ PHẢI BỆNH LÝ NGUY HIỂM?

Chứng rụng tóc vành khăn ở trẻ xuất hiện khá nhiều trong thời gian gần đây phổ biến ở độ tuổi từ 3 – 6 tháng. Nhiều ba mẹ chưa nắm rõ về tình trạng này nên vẫn còn khá lo lắng không biết có tiềm ẩn nguy cơ mắc phải bệnh lý nào không? Vì thế trong bài viết dưới đây D3K2 sẽ đưa ra một số thông tin hữu ích cho ba mẹ về rụng tóc vành khăn. Hãy theo dõi nhé:

1. Rụng tóc vành khăn ở trẻ do đâu?

Rụng tóc vành khăn ở trẻ là hiện tượng phía sau gáy bị rụng tóc nhiều tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi – giai đoạn thay tóc máu thành tóc như người trưởng thành và sau đó sẽ tự khỏi.

Vì thế hiện tượng này không gây ra nhiều nguy hiểm cho bé, tuy nhiên những trẻ bị rụng tóc vành khăn sẽ có thể trạng yếu hơn so với những trẻ không mắc phải. Do đó, ba mẹ vẫn cần phải đặc biệt lưu ý.

Vậy nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ do đâu?

Cho trẻ nằm quá nhiều

Nhiều ba mẹ sợ bé lật ngã nên thường dùng gối, chăn, gối ôm chèn xung quanh người bé nhằm cố định tư thế, tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ phải duy trì tư thế nằm ngửa kéo dài, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài làm tóc khó mọc hơn.

Cộng thêm việc trẻ thường xuyên đổ mồ hôi do vùng đầu không được thông tháo khiến tóc rụng nhiều hơn nhất là với những trẻ có sợi tóc mỏng manh.


Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn

Trẻ bị thiếu các vi chất dinh dưỡng quan trọng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là do thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm, sắt, vitamin c, canxi,…. đặc biệt nhất là thiếu hụt một lượng lớn vitamin D. Bởi dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nang tóc mới từ đó tóc mới có thể mọc, duy trì độ dày và không bị rụng.

Vậy nên, nếu không bổ sung đủ cho trẻ vitamin D cùng các nguồn vi chất khác, chân tóc của trẻ sẽ bị yếu đi và rất dễ rụng.

Ngoài ra trẻ còn mắc phải các triệu chứng đi kèm khác như thường xuyên quấy khóc nhất là vào ban đêm, ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình, đổ nhiều mồ hôi (hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm), chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng……..

Một số nguyên nhân khác gây rụng tóc vành khăn ở trẻ

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc
– Trẻ bị ốm, sốt cao
– Trẻ bị nấm da đầu
– Dị ứng với các sản phẩm vệ sinh thông thường
– Một số trẻ có thói quen giật tóc
– Do các bệnh tự miễn như viêm mạn tính; bạch biến; lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp; nhược cơ;…


Biểu hiện của chứng rụng tóc vành khăn ở trẻ

2. Cách xử lý trẻ bị rụng tóc vành khăn

Nếu rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không đến từ những nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng, ba mẹ có thể xử lý tình trạng này với các cách sau:

Để cho trẻ thoải mái nằm

Với tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, khi ngủ ba mẹ vẫn có thể chắn hai bên để trẻ không lăn ra ngoài nhưng hãy giữ khoảng cách đủ để trẻ có thể xoay người sang hai bên để tránh nằm quá nhiều và quá lâu ở tư thế nằm ngửa.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần để ý đến mọi đồ dùng cho bé ngủ đặc biệt là gối – nơi tiếp xúc trực tiếp da đầu. Cần lựa chọn chất liệu gối mềm mại, chất liệu cotton, thấm hút tốt. Thường xuyên vệ sinh chăn, chiếu và gối.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Trẻ bị rụng tóc vành khăn thường trong giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi, chưa thể bổ sung vitamin D qua đường ăn uống nên chủ yếu cần sự hỗ trợ từ các loại thực phẩm chức năng bổ sung.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ. Gợi ý cho mẹ Vitamin D3K2 MK7 Healthy Care cung cấp đến 200IU vitamin D3 trên tổng số 400IU cần thiết mỗi ngày.

Ngoài ra, sự kết hợp của vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7) sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, giảm ốm vặt, giảm các hiện tượng đổ mồ hôi trộm, quấy đêm và hỗ trợ ngủ ngon, sâu giấc. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TGA và cGMP – những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc nên mẹ hoàn toàn yên tâm.

Bổ sung vitamin D để hạn chế rụng tóc vành khăn ở trẻ

Một cách khác để tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ đó là tắm nắng không những giúp ngăn ngừa rụng tóc mà còn cho trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Thời gian tắm nắng tốt nhất là 7 – 8 giờ sáng và 4 – 6 giờ chiều là khoảng thời gian tia cực tím từ ánh nắng mặt trời ở mức thấp nhất nên không gây hại cho bé.

Cách xử lý các triệu chứng khác

Nếu hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh do một số bệnh lý khác gây ra, cách tốt nhất là ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được chân đoán chính xác nhân từ đó có hướng điều trị hiệu quả, hợp lý.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn cụ thể hoặc xử lý theo các phương pháp dân gian khiến tình trạng của bé trầm trọng và tệ hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Hy vọng thông qua bài viết này ba mẹ sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ. Không phải là một bệnh lý nguy hiểm và có thể khắc phục nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm, tránh lo lắng mà áp dụng những phương pháp xử lý chưa đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *