Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

MẸ ĐAU ĐẦU KHI RĂNG TRẺ BỊ Ố VÀNG, PHẢI LÀM SAO?

Khi quan sát thấy răng của trẻ đang từ màu trắng ngà chuyển sang màu vàng, nâu, cam hoặc thậm chí là đen thì rất có thể răng của trẻ đã bị ố vàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu không nắm rõ rất khó để ba mẹ tìm được cách khắc phục kịp thời để trả lại hàm răng sạch cùng nụ cười tươi cho trẻ. Trong bài viết dưới đây hãy cùng D3K2 đi tìm câu trả lời chính xác cho vấn đề răng trẻ bị ố vàng do đâu và phải làm thế nào?

1. Tại sao răng trẻ bị ố vàng?

Răng trẻ bị ố vàng không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng mà lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, men răng yếu, cấu trúc răng bị hư hỏng nặng nề. Nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng xuất phát từ cả bên trong cơ thể lẫn những tác động từ bên ngoài, thời gian chuyển ố vàng nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào thói quen đang duy trì. Vậy đó là những nguyên nhân nào?

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nguyên nhân phổ biến nhất ở một số trẻ bị vàng răng là do không được ba mẹ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là đang trong giai đoạn ăn dặm và uống sữa công thức. Một khi không loại bỏ sạch sẽ các mảng thức ăn thừa, chúng sẽ bám chặt trên răng, lâu dần hình thành các mảng màu vàng.

Răng nhiễm màu fluor

Fluoride được xem là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển răng, bảo vệ men răng và giúp răng chắc khỏe hơn. Nhưng fluor cũng có “mặt trái” của nó, nếu vô tình bổ sung quá liều lượng cho phép, răng sẽ bị nhiễm màu fluor từ đó dẫn đến tình trạng răng trẻ bị ố vàng.
– Ở mức độ nhẹ, răng sẽ xuất hiện các vân màu trắng đục lốm đốm
– Ở mức độ nặng hơn, men răng sẽ bị đổi màu, tệ hơn các mảng màu fluor sẽ ăn sâu vào bên trong ngà răng làm cho men răng bị xốp, kém vững chắc và dễ gãy.

Thông thường, fluor thường có nhiều trong kem đánh răng, nước súc miệng và một số loại thức ăn đồ uống như khoai tây, cà rốt, dưa chuột, cà chua, rau cải, nho tươi, trà đen, nước soda… …

Biểu hiện răng trẻ bị ố vàng

Chấn thương khiến trẻ bị ố vàng

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất những chấn thương răng do va đập, tai nạn,…..có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng.
Những tổn thương này sẽ làm mạch máu bị phá hủy, khi đó một chất có tên hemosiderin sẽ tấn công mạnh mẽ vào cấu trúc răng cấu trúc răng, do không có lớp bảo vệ răng sẽ bị ố vàng, xỉn màu hơn bình thường.

Sử dụng một số loại thuốc

Trong quá trình mang thai, không may người mẹ bị viêm đường tiết niệu và phải điều trị bằng loại thuốc có chứa tetracycline – đây là một loại kháng sinh phổ rộng, khi kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ làm hỏng men răng tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà người mẹ sử dụng, tuy nhiên vẫn có thể làm thay đổi màu răng ngay từ khi trẻ mọc những chiếc đầu tiên.

Răng trẻ bị ố vàng do vàng da? 

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định vàng da có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và làm men răng yếu gây đổi màu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho chính sức khỏe của trẻ ba mẹ vẫn nên lưu ý về tình trạng này.

2. Xử lý tình trạng răng trẻ bị ố vàng

Răng trẻ trong giai đoạn mới bắt đầu mọc răng cho đến khi thay những chiếc răng sữa đều khá yếu và mỏng vậy nên trong thời điểm “nhạy cảm” này nếu răng trẻ không may bị ố vàng, ba mẹ tuyệt đối không tìm đến các phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa có thể sẽ làm men răng bị bào mòn, thay vào đó hãy chú trọng đến việc vệ sinh và chế độ ăn uống.

Trẻ từ 0 – 1 tuổi

Trong giai đoạn này vệ sinh răng miệng vẫn là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ men răng tránh ố vàng. Cứ đều đặn 2 lần mỗi ngày, mẹ dùng khăn xô sạch hoặc gạc y tế thấm vào nước muối sinh lý sau đó quấn vào ngón tay trỏ rồi chà thật nhẹ nhàng vào nướu của cả hàm trên lẫn hàm dưới

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trẻ từ 1 – 5 tuổi

Giai đoạn này dễ xảy ra tình trạng răng ố vàng hơn vì trẻ bắt đầu được tiếp xúc và ăn nhiều thực phẩm hơn. Vì thế để hạn chế vấn đề này ba mẹ cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, nước uống có ga

– Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ từ 2 – 3 lần mỗi ngày

– Không dùng các phương pháp dân gian để trị răng trẻ bị ố vàng, vừa ảnh hưởng đến men răng vừa gây hại cho sức khỏe.

– Thường xuyên đưa trẻ đến phòng khám để thăm khám răng định kỳ

– Bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D và fluor để bảo vệ men răng, ngăn ngừa vi khuẩn và đảm bảo răng chắc khỏe. Với fluor vì những tác động xấu của nó khi dùng quá nhiều nên ba mẹ cần hạn chế hơn, với trẻ ở độ tuổi này chỉ cần dùng kem đánh răng trong khoảng 200 – 500 ppm fluor. Với vitamin D, mẹ có thể bổ sung qua đường thực phẩm nhưng để đảm bào liều lượng cần thiết hãy dùng thêm cả thực phẩm chức năng. Tiêu biểu phải kể đến Vitamin D3K2 MK7 của Healthy care.

Bổ sung vitamin D cho quá trình phát triển răng và hỗ trợ răng chắc khỏe

Trẻ từ 6 – 10 tuổi

Vẫn duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách và một chế độ ăn uống hợp lý.

Trẻ từ 10 tuổi

Độ tuổi này răng đã hoàn thiện và chắc khỏe như người lớn, nên ba mẹ đã có thể xử lý răng trẻ bị ố vàng bằng phương pháp tẩy trắng tại nha khoa mà không lo làm ảnh hưởng đến men răng.


Phương pháp xử lý bệnh vàng răng ở trẻ

Việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng, không những hỗ trợ ba mẹ xử lý dễ dàng hơn mà còn ngăn chặn tình trạng này tái diễn trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *