Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM: CÓ THỂ XẢY RA HAY KHÔNG?

Nhiều người thường cho rằng loãng xương chỉ có thể xảy ra ở người già, những người bắt có dấu hiệu lão hóa cơ thể nhưng sẽ không bao giờ xảy ra ở trẻ em – độ tuổi xương đang có sự phát triển mạnh mẽ. Nhưng loãng xương ở trẻ em có thể xảy ra ba mẹ nhé nếu không có những cách chăm sóc đúng và một chế độ dinh dưỡng đầy đủ tình trạng này sẽ xảy ra sớm và ảnh hưởng mãi về sau. Vì thế trong bài viết dưới đây d3k2 sẽ chỉ ra một số nguyên nhân cũng như cách phòng tránh để ba mẹ nắm thật rõ.

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là hiện tượng giảm mật độ chất khoáng trong xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc khiến xương bị yếu dần dẫn đến một số hậu quả kéo theo đó là gãy xương, chấn thương nhỏ, giảm chức năng vận động hoặc không rõ chấn thương, thường xuyên bị đau nhức cột sống lưng, thắt lưng, cổ tay và khớp háng.


Tình trạng loãng xương

2. Nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ em?

Không giống như người trưởng thành, hiện tượng loãng xương ở trẻ em rất khó để phát hiện nhất là ở giai đoạn đầu vì các triệu chứng không được biểu hiện rõ ràng và trẻ cũng chưa thể tự mình nhận biết được những vấn đề trong cơ thể vì thế ba mẹ cần theo dõi trẻ thật sát sao và định kỳ đưa trẻ đến khám bác sĩ để kịp thời phát hiện và chữa trị.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở trẻ em:

Không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà rất nhiều ba mẹ mắc phải khiến trẻ mắc phải bệnh loãng xương. Những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương khớp của trẻ bao gồm canxi, phốt pho, magie, vitamin D, vitamin K, protein….

Ngoài bổ sung đủ, ba mẹ cần bổ sung đúng, đúng ở đây là đúng liều lượng, trẻ ở những giai đoạn khác nhau đều có hàm lượng phù hợp được quy định vì thế ba mẹ cần đặc biệt lưu ý 2 yếu tố này để trẻ không bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ bị loãng xương tăng lên.


Một số thực phẩm tốt cho xương

>>>Xem thêm: Trẻ thiếu vi chất nào làm ảnh hưởng đến xương và chiều cao của trẻ 

Loãng xương ở trẻ em do lười hoạt động thể chất

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa vận động thể chất và khối lượng xương ở tuổi trưởng thành. Theo đó, những trẻ thường xuyên vận động, chơi thể thao sẽ có khối lượng xương cao hơn những trẻ ít vận động ở tuổi trưởng thành. Những trẻ lười vận động ngoài trời cũng dễ bị thiếu vitamin D, giảm hấp thu canxi, nguy cơ loãng xương cũng tăng lên.

Trẻ hấp thu kém

Nhiều ba mẹ còn gặp phải tình trạng nan giải hơn “Dù đã bổ sung đủ các chất cần thiết cho xương nhưng con vẫn bị loãng xương như thường?”. Đó có thể là do trẻ đã mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa khiến cơ thể không thể hấp thu dễ dàng các dưỡng chất đặc biệt là canxi và vitamin D khiến xương khớp không đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, gây ra loãng xương.

Loãng xương ở trẻ em do một số nguyên nhân khác

– Trẻ mắc phải các bệnh lý mãn tính như lupus, bệnh về thận, viêm khớp, tuyến cận giáp, tuyến vỏ thượng thận, các bệnh về khớp…
– Uống thuốc chứa các dưỡng chất ngầm phá hủy cấu trúc xương như glucocorticoid, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống co giật (dùng để phòng ngừa hoặc điều trị co giật), cyclosporine,…..

3. Cách phòng tránh loãng xương ở trẻ em

Khối lượng xương tối đa càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở trẻ em càng thấp. Vì thế ba mẹ hãy chú ý xây dựng hệ xương chắc, khỏe, vững mạnh ngay từ khi trẻ còn nhỏ thông qua dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh mới có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm bệnh loãng xương và gãy xương vào các thời điểm trưởng thành trong tương lai.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Không chỉ trẻ em ngay cả những người trưởng thành, người già đều cần có một chế độ dinh dưỡng đủ đầy với nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D3 – 2 chất quan trọng nhất cho xương.
– Canxi: Nguồn cung cấp canxi tốt nhất là từ sữa và các chế phẩm từ sữa
– Vitamin D3: Được cơ thể sản xuất bằng việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra cũng được tìm thấy trong một số nguồn thực phẩm từ động vật chẳng như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, gan bò,…..Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung vitamin D3 qua nguồn thực phẩm chức năng, tiêu biểu là dòng vitamin D3K2 MK7 Healthy Care với hàm lượng thích hợp và an toàn cho cả trẻ sơ sinh.


Siro vitamin d3k2 mk7 Healthy care

Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất

Khi đạt đến một độ tuổi nhất định, mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất bên ngoài để phòng tránh loãng xương ở trẻ em. Năng vận động thể chất tăng khối lượng xương nhiều hơn so với trẻ em ít vận động và khối lượng xương của những trẻ này thường duy trì ở mức cao khi trưởng thành.

Một số hoạt động thể chất tốt như sau: nhảy dây, thể dục dụng cụ, chạy bộ, các môn thể thao đồng đội,…….

Trẻ sẽ phải chịu tổn thất nặng nề trong suốt quá trình phát triển của mình cho đến khi trưởng thành nếu mắc phải loãng xương. Do đó, ba mẹ cần chủ động hơn trong việc quan tâm và hỗ trợ các về vấn đề sức khỏe xương cho con ngay từ khi còn bé. Bài viết trên cũng đã trả lời chính xác cho câu hỏi “ loãng xương ở trẻ em có thể xảy ra hay không?”.

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *