Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Tìm hiểu về phương pháp điều trị tình trạng loãng xương ở trẻ

Nhiều người không tin rằng loãng xương – thường được xem là “bệnh tuổi già” lại xảy ra sớm ở nhiều trẻ hiện nay. Tình trạng này gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm cho trẻ như gãy xương, biến dạng cột sống, gãy xương, lún xẹp đốt sống,…ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng, vận động, thể chất và dáng người. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ rất quan trọng. Dưới đây sẽ là một số phương pháp mà ba mẹ cần nắm rõ.

1. Làm thế nào để phát hiện sớm loãng xương ở trẻ

Loãng xương xảy ra do tình trạng mật độ xương giảm, độ rắn của xương yếu làm tăng khả năng gãy xương ngay cả khi có những vận động nhẹ nhất. Ở giai đoạn đầu khởi phát, bệnh loãng xương ở trẻ rất khó để nhận ra với những triệu chứng không rõ ràng, hầu hết cho đến khi trẻ bị gãy xương ba mẹ mới phát hiện trẻ mắc phải bệnh lý này.

Vì vậy, dù bất cứ nguyên nhân nào khi thấy trẻ có những biểu hiện liên quan đến xương ba mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh sớm. Nếu không, khi bệnh tiến triển mà không có phương pháp điều trị, những biến chứng cũng trở nặng hơn như:

– Nhức mỏi các xương dài, cơn đau trở nặng hơn về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

– Biểu hiện loãng xương ở trẻ đau cột sống kèm theo các triệu chứng co cứng cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.

– Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao.

– Ngoài ra trẻ còn gặp một số triệu chứng toàn thân như: Ớn lạnh, ra mồ hôi, chuột rút,…


Dấu hiệu phát hiện loãng xương sớm ở trẻ

2. Các phương pháp hỗ trợ loãng xương ở trẻ

Sau khi khai thác bệnh sử, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử của trẻ có mắc bệnh mạn tính, dùng thuốc điều trị dài ngày không. Các chấn thương, gia đình có cha, mẹ anh chị em có vấn đề về bệnh lý xương không. Sau đó kiểm tra nhận biết vùng cột sống thắt lưng, vùng xương dài của tay, chân…

Sau đó các bác sĩ sẽ chỉ định đo chiều cao, cân nặng, tỉ số khối cơ thể (BMI), khám tổng quát tìm bệnh lý toàn thân, vùng cơ, xương, khớp, cột sống, biến dạng đường cong bình thường cột sống, gõ hoặc ấn vào các gai của đốt sống gây tình trạng đau tăng hoặc khó thực hiện các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay thân mình.

Qua đó các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán xác định vị trí xương đùi, xương sống thắt lưng và toàn bộ cơ thể để chẩn đoán chính xác nguyên nhân loãng xương.

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định cụ thể, nguyên tắc điều trị loãng xương ở trẻ là đảm bảo chế độ tập luyện và dinh dưỡng phù hợp, cung cấp calcium và vitamin D, ngăn ngừa tình trạng hủy xương bằng thuốc. Tùy vào nguyên nhân gây loãng xương, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho phù hợp, trong đó chỉ định bổ sung canxi, vitamin D2, Bisphosphonate và các thuốc khác nếu trẻ mắc các bệnh lý kèm theo.


Phương pháp hỗ trợ loãng xương ở trẻ

3. Phòng ngừa loãng xương ở trẻ như thế nào?

Loãng xương ở trẻ cần được phòng ngừa từ sớm đồng thời hỗ trợ một hệ xương phát triển và chắc khỏe hơn trong tương lai

– Bổ sung D3K2 cho trẻ từ sơ sinh: Vitamin D3K3 vô cùng cần thiết cho hệ xương của trẻ, chúng tăng cường khả năng hấp thu canxi hiệu quả và góp phần tăng mật độ xương tốt nhất. Vậy cho trẻ uống d3k2 từ khi nào? Theo khuyến nghị, từ sơ sinh ( bắt đầu sau vài tuần tuổi) ba mẹ nên bắt đầu cho trẻ sử dụng vitamin d3k2 liên tục cho đến khi 2 tuổi.

Đồng hành cùng trẻ trên hành trình bảo vệ hệ xương tốt nhất, vitamin D3K2 MK7 Healthy Care mang đến nguồn dưỡng chất tự nhiên cùng hàm lượng phù hợp, tối ưu hiệu quả hấp thu, dạng nhỏ giọt tiện lợi để bé “hợp tác” dễ dàng cùng mẹ. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TGA và cGMP – Những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc, đặc biệt càng nghiêm ngặt với các sản phẩm có sự công bố rõ ràng đối tượng sử dụng từ “ infant” (trẻ sơ sinh) trên bao bì


Vitamin D3K2 Mk7 Healthy Care

– Kiểm soát cân nặng hợp lý cho trẻ bởi thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở trẻ

– Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày cho trẻ theo hướng lành mạnh như tăng cường bổ sung 4 nhóm dưỡng chất quan trọng ( Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất), hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ, giảm đồ ăn chứa đường hóa học, chất bảo quản,….

Tóm lại không chỉ người lớn, người già, loãng xương ở trẻ có thể xảy ra vì vậy hy vọng rằng tất cả những thông tin trên sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ về những nguy cơ sức khỏe mà loãng xương gây ra từ đó có những phương pháp hỗ trợ con hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Có một giai đoạn “vàng” quyết định đến 60% chiều cao của trẻ

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *