Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

DẤU HIỆU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG GIÚP BA MẸ NHẬN BIẾT SỚM

Còi xương là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tinh thần lẫn khả năng vận động đồng thời có thể gây ra những triệu chứng như biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn. Vì thế, ba mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương để kịp thời có cách chữa trị nhanh chóng, hợp lý.

1. Trẻ thường xuyên khó ngủ, quấy khóc

Tại sao thiếu canxi khi trẻ bị còi xương lại dẫn đến mất ngủ? Bởi khi cơ thể bị thiếu hụt đi một lượng canxi cần thiết, các xung thần kinh có thể bị ức chế và luôn trong trạng thái hoạt động không ổn định, từ đó sẽ gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Bên cạnh đó, trẻ không hấp thụ đủ canxi còn khiến hệ xương khớp kém phát triển nên trẻ thường gặp phải tình trạng nhức mỏi cơ, thậm chí là cảm giác đau đớn Nguyên nhân này làm trẻ rất khó chịu, cáu gắt, hay vặn mình, trằn trọc và quấy khóc mỗi đêm.

Tình trạng này càng kéo dài càng khiến trẻ kém phát triển không chỉ là vấn đề xương răng mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe.

Do đó, ba mẹ hãy đảm bảo ba mẹ cần nắm rõ về hàm lượng canxi cho từng độ tuổi và cung cấp đủ cho trẻ. 6 tháng đầu tiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nói chung và nguồn canxi dồi dào nói riêng. 6 tháng tiếp theo đến khi trưởng thành, thực phẩm tự nhiên và các loại thực phẩm hỗ trợ sẽ giúp trẻ được cung cấp canxi và tránh tình trạng còi xương.


Trẻ khó ngủ một phần do bệnh lý còi xương gây ra

2. Dấu hiệu trẻ bị còi xương dễ đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Nếu mẹ để ý trẻ để mồ hôi không phải do yếu tố ngoại cảnh gây ra như thời tiết nóng nực, đắp nhiều chăn, mặc quần áo kín,…….thì đó là một trong các dấu hiệu trẻ bị còi xương chậm lớn ở giai đoạn sớm thể hiện bằng hiện tượng đổ mồ hôi trộm.

Việc đổ mồ hôi ở trẻ quá nhiều, trước mắt sẽ khiến trẻ ngủ không yên giấc, khó chịu, không ngủ được, quấy khóc do quần áo, ga giường luôn trong trạng thái ẩm ướt. Nhưng về lâu dài, việc đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến trẻ mất đi một lượng nước và muối lớn cần cho cơ thể, dần dần khiến trẻ yếu đi, người mệt mỏi, kiệt sức khiến trẻ hay bị ho, sốt, sụt cân, còi xương, chậm lớn….thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, viêm nhiễm da,…..

3. Trẻ bị rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là khi phần tóc phía sau gáy của trẻ bị rụng nhiều tạo thành hình một chiếc mũ xung quanh đầu. Hiện tượng này sẽ tự khỏi khi trẻ được trên 6 tháng tuổi, nhưng trong giai đoạn nó xảy ra dù không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng sẽ khiến thể trạng trẻ trở nên yếu ớt hơn so với các bạn bè đồng trang lứa.

Rụng tóc vành khăn cũng là một trong số rất nhiều biểu hiện của bệnh còi xương, do đó ba mẹ hãy theo dõi xem con có biểu hiện nào khác kèm theo không để có hướng điều trị kịp thời.


Dấu hiệu còi xương ở trẻ – Rụng tóc vành khăn

>>>Xem thêm: Cách xử lý khi trẻ bị rụng tóc vành khăn

4. Xương hộp sọ có những biểu hiện bất thường

Trẻ sơ sinh nên xương sọ vẫn chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Điểm trũng giữa những khớp nối đó sẽ được gọi là thóp hay nói dễ hiểu hơn thóp chính là nơi xương đỉnh đầu chưa khép hết. Thông thường, xương sọ của bé sẽ nối liền, cứng và đóng kín lại sau 19 tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ bị còi xương thì quá trình này có thể bị cản trở và kéo dài thời gian hơn.

Khi sờ mẹ có thể cảm nhận phần thóp của trẻ mềm hoặc xuất hiện bướu ở đỉnh đầu, đầu bẹp thì đó là một trong những dấu hiệu trẻ bị còi xương. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nó có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não.

5. Trẻ chậm mọc răng

Thông thường, theo tiến trình mọc răng “chuẩn” nhất thì trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên ở tháng thứ 6 cho đến khoảng 2 tuổi, cả hàm trên và hàm dưới của trẻ cộng lại phải có đầy đủ 20 chiếc răng. Vậy thế nào được gọi là mọc răng chậm? Đó là khi đến tháng thứ 12 – 13 trẻ mọc ít răng hoặc chưa có chiếc răng nào xuất hiện – đây được coi là 1 trong những biểu hiện sớm của tình trạng còi xương ở trẻ.


Trẻ chậm mọc răng – dấu hiệu trẻ bị còi xương

6. Chậm phát triển vận động

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương tiếp theo chính là tình trạng chậm phát triển vận động. Tình trạng còi xương của trẻ khiến tất cả các tiến trình phát triển đều gặp gián đoạn và bị kéo dài thời gian. Không chỉ khiến trẻ chậm mọc răng mà còn làm chậm cả những khả năng vận động cần thiết nhất ở từng giai đoạn phải kể đến là chậm biết lẫy, biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường.

Bởi còi xương đồng nghĩa với việc xương của trẻ sẽ bị yếu, mềm hoặc biến dạng không thể “vững chắc” để trẻ “tập” những hoạt động vận động trên

7. Dấu hiệu trẻ bị còi xương: Táo bón

Dễ bị táo bón hoặc thường xuyên đi ngoài phân sống cũng là một trong những triệu chứng của bệnh còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ hay bị đau bụng nhưng chỉ đau một lúc rồi hết.

Còi xương là do bị thiếu hụt canxi, vitamin D, photpho hoặc rối loạn chuyển hóa các dưỡng chất. Vì vậy ngay khi nhận thấy nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị còi xương ba mẹ cần nhanh chóng bổ sung đầy đủ quan trọng nhất là cần bổ sung canxi + vitamin D cùng lúc để tăng khả năng hấp thụ trong cơ thể và đưa trẻ đến các phòng khám để được hướng dẫn cụ thể. Mẹ có thể tham khảo vitamin D3k2 MK7 Healthy Care

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *