Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Còi xương và duy dinh dưỡng ở trẻ khác nhau ở những điểm nào?

Thấy trẻ nhẹ cân hơn nhiều so với bình thường, nhiều mẹ kết luận con bị còi xương suy dinh dưỡng mà không biết rằng 2 tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Phân biệt được rõ thế nào là còi xương và suy dinh dưỡng, ba mẹ sẽ tránh được việc lựa chọn sai phương pháp điều trị để từ đó trẻ được hỗ trợ đúng cách cho khả năng phát triển một cách tốt nhất. Vì thế trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý còi xương và suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ.

1. Tìm hiểu về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng

Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng bằng các thông tin sau:

Tìm hiểu về bệnh còi xương

Còi xương có thể hiểu là tình trạng trẻ bị rối loạn về xương dẫn đến hiện tượng xương mềm, yếu và rất dễ gãy. Bệnh xảy ra phần lớn do cơ thể thiếu hụt đi một lượng vitamin D cần thiết dẫn đến khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi cùng photpho không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xương.

Mẹ có thể nhận biết trẻ có còi xương hay không thông qua những dấu hiệu sau:

– Chậm phát triển hệ vận động như: chậm biết bò, ngồi, đi, lẫy,…

– Trẻ thường xuyên bị đau tại các vùng xương

– Chiều cao thấp hơn so với bạn bè đồng trang lứa

– Xương dễ gãy đặc biệt trong các hoạt động vận động

– Hậu quả của bệnh còi xương khiến xương hộp sọ của trẻ có những biểu hiện bất thường: Thóp của trẻ rộng, mềm và lâu đóng kín, xuất hiện bướu ở đỉnh đầu, đầu bẹp.

– Trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị giật mình, đổ mồ hôi trộm.


Trẻ bị còi xương

>>>Xem thêm: Còi xương ở trẻ: Làm thế nào để phòng ngừa nỗi lo này?

Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm suy giảm hoạt động của các cơ quan, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ cả về cân nặng lẫn chiều cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng xuất phát từ việc ba mẹ chưa có cách chăm sóc trẻ phù hợp và khoa học, ví dụ như cho bé cai sữa sớm, ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn; thức ăn không đảm bảo chất lượng, thực đơn hằng ngày không được đa dạng các loại thực phẩm…….ngoài ra bệnh còn có thể do trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, tiêu chảy, lao, sởi…); trẻ sinh non,……..

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng như sau:

– Trẻ luôn có trạng thái mệt mỏi, không có sức sống, da dẻ xanh xao

– Biếng ăn kéo dài

– Trẻ quấy khóc liên tục, thường xuyên bị ốm vặt.

– Trẻ chậm phát triển vận động, chậm mọc răng.

– Hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh

Trẻ suy dinh dưỡng

3. Cách điều trị trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng

Thường nhầm lẫn còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ là một vậy nên nhiều bậc phụ huynh không thể tìm ra được phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ là gì. Thậm chí rất nhiều trường hợp trẻ bụ bẫm, ăn ngủ tốt, không suy dinh dưỡng nhưng vẫn có khả năng bị bệnh còi xương; ngược lại có những trường hợp trẻ còi cọc, kém phát triển về cả cả chiều cao và cân nặng nhưng hoàn toàn không bị còi xương. Vì thế việc phân biệt rõ giữa còi xương và suy dinh dưỡng rất quan trọng.

Nắm rõ những thông tin trên, ba mẹ đã có thể dễ dàng nhận biết được sự khác nhau giữa còi xương và suy dinh dưỡng. Từ đó bắt đầu vào giai đoạn hỗ trợ trẻ cải thiện và điều trị bệnh có hiệu quả. Vậy trẻ còi xương và suy dinh dưỡng phải làm sao?

Cách điều trị bệnh còi xương

– Cho trẻ tắm nắng hàng ngày

– Cho trẻ bổ sung vitamin D3 bằng các loại thực phẩm chức năng với sản phẩm nổi bật nhất hiện nay là Vitamin D3K2 MK7 Healthy care

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ vitamin D, canxi và photpho

Cách điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

– Nếu bệnh nhẹ có thể cho các bé điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh thực đơn ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và chất xơ. Nếu nặng hơn trẻ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

– Theo dõi cân nặng của trẻ hằng ngày.


Điều trị cho trẻ còi xương và suy dinh dưỡng

Còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ là 2 bệnh lý hoàn toàn khác biệt với những dấu hiệu và cách điều trị bệnh riêng biệt.

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *