Theo ước tính, ở Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin D khoảng 20-40%, trong đó thiếu nặng 8,9%. Tại bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 10% trẻ em đến khám bị còi xương (35% trẻ dưới 3 tuổi). Còi xương ở trẻ là căn bệnh mà không ba mẹ nào mong muốn xảy ra vì khi đó cả thể chất, tinh thần hay khả năng vận động của con đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và kéo theo những hệ lụy mãi về sau.
Trẻ có thể bị còi xương ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ vì thế khi trong suốt thời gian mang thai cùng với các giai đoạn phát triển sau này ba mẹ cần có những phương pháp hiệu quả để phòng chống bệnh lý này. Vậy đó là những phương pháp nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
1. Phòng chống còi xương ở trẻ giai đoạn mang thai
Mẹ thiếu vitamin D trong thời điểm mang thai chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng còi xương ở trẻ sau khi ra đời. Theo nhiều nghiên cứu, nhu cầu vitamin D của thai phụ sẽ tăng cao gấp 3 lần so với bình thường (đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ).
Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ đã khuyến cáo về hàm lượng bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai là từ 800 IU – 1000 IU mỗi ngày mới đủ để hình thành và phát triển xương cho bào thai đồng thời phòng tránh còi xương ở trẻ. Và cũng nên tránh vượt quá 4000 IU/ngày sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Vì thế trong suốt giai đoạn này, mẹ cần cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể từ nguồn thực phẩm tự nhiên như dầu gan cá tuyết, cá hồi nấu chín, sữa tươi, sữa bầu, ngũ cốc yến mạch, trứng,…; Thực phẩm chức năng hoặc thông qua việc tắm nắng mỗi sáng.
Phòng chống còi xương giai đoạn mang thai
2. Phòng chống còi xương ở trẻ trong các giai đoạn sau khi ra đời
Để giảm nguy cơ còi xương ở trẻ, sau khi ra đời ba mẹ cần có ngay những biện pháp phòng ngừa trực tiếp cho cơ thể trẻ để tránh những hệ lụy nghiêm trọng do bệnh lý này gây ra.
Bổ sung Vitamin D3K2 MK7 Healthy Care
Cách phòng còi xương cho trẻ tiếp theo là bổ sung Healthy Care Vitamin D3+K2 MK7. Sản phẩm được bào chế với sự kết hợp đồng bộ giữa Vitamin D3 và Vitamin K2 MK7 giúp thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương để trẻ phát triển xương, cao lớn, hạn chế bệnh còi xương ở trẻ cũng như cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.
Cả vitamin D3 và vitamin K2 đều có nhiệm vụ dẫn truyền canxi đến đúng vị trí của xương mà không lắng đọng ở bất cứ vị trí nào khác trong cơ thể.
Đạt tiêu chuẩn TGA và cGMP – Những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc đặc biệt càng nghiêm ngặt với các sản phẩm có sự công bố rõ ràng đối tượng sử dụng từ “ infant” (trẻ sơ sinh) trên bao bì như D3k2 Mk7 Healthy Care.
Do đó, sản phẩm này hoàn toàn an toàn với cả nhóm trẻ sơ sinh, ba mẹ nên dùng cho trẻ càng sớm càng tốt.
D3K2 MK7 Healthy Care
Biện pháp chống còi xương ở trẻ: Bổ sung vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi là 2 dưỡng chất quan trọng nhất đối với hệ xương khớp. Canxi góp phần hình thành hệ xương và giúp xương chắc khỏe còn vitamin D sẽ hỗ trợ canxi thực hiện nhiệm vụ này một cách tối ưu nhất.
– Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong suốt giai đoạn này vì sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi trong đó có cả vitamin D và canxi. Để mang lại nguồn sữa tốt nhất cho con, mẹ hãy chủ động thực hiện thực đơn phù hợp để cơ thể sản xuất đủ sữa cũng như đảm bảo chất lượng sữa.
– Đối với trẻ trên 6 tháng ăn dặm: Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, lúc này các nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng đã giảm đi một nửa, do đó các nguồn thực phẩm giàu vitamin D và canxi từ bên ngoài sẽ trở thành hệ dưỡng chất chính phòng chống còi xương ở trẻ và giúp xương trở nên khỏe mạnh hơn. Các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như sữa tươi, trứng, cá, bơ, dầu cá, nấm, pho mát, đậu nành, hạt và rau xanh,………..
Ngoài ra, có một nguồn vitamin D tự nhiên khác cũng rất hiệu quả đó là tắm nắng. Khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ tự sản sinh ra vitamin D cung cấp cho cơ thể. Vậy nên mỗi ngày mẹ hãy dành chút thời gian để cho trẻ tắm nắng.
Thời gian tắm nắng lý tưởng là khoảng 15 – 30 phút trước 8 giờ sáng hoặc vào buổi chiều sau 4h vì đây là thời điểm tia UV từ mặt trời không gay gắt.
Trong quá trình tắm nắng, ba mẹ vẫn nên bảo vệ da của trẻ bằng cách sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo hộ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thực hiện vận động thể dục
Để chống bệnh còi xương ở trẻ và đồng thời tăng cường sức khỏe, thường xuyên thực hiện hoạt động thể dục và thể thao sẽ kích thích cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng, tăng tích lũy khoáng chất trong xương, từ đó, làm cho xương trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng lưu ý nên chọn cho trẻ những môn thể thao hay hoạt động phù hợp với giai đoạn phát triển, tránh gây quá tải cho xương và phản tác dụng ngược lại.
Phòng chống còi xương hãy cho trẻ tập thể dục
Hy vọng thông qua bài viết này ba mẹ đã nắm rõ được những cách phòng ngừa còi xương ở trẻ để con phát triển khỏe mạnh nhất.
>>>Xem thêm: Dấu hiệu còi xương ở trẻ
*Thông tin sưu tầm*