Thông thường tình trạng trẻ bị răng mọc lệch, khấp khểnh, không đều thường xảy ra ở giai đoạn thay răng sữa thành những răng vĩnh viễn. Không chỉ khiến trẻ tự ti về tính thẩm mỹ của hàm răng, khuôn mặt mà còn tiềm ẩn vô vàn những nguy cơ về sức khỏe răng trong suốt giai đoạn trưởng thành. Vì thế trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng trẻ bị răng mọc lệch ở những khía cạnh khác nhau như nguyên nhân, tác hại, dấu hiệu để ba mẹ nắm rõ từ đó có những cách xử lý kịp thời.
1. Dấu hiệu trẻ bị răng mọc lệch
Tình trạng trẻ bị răng mọc lệch có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường với những dấu hiệu sau:
– Răng mọc lộn xộn, chen chúc hoặc mọc đè lên nhau cả hàm trên lẫn hàm dưới
– Răng hô khiến trẻ không thể ngậm miệng kín
– Khi cắn, khớp trên và khớp dưới không trùng nhau khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống
– Trẻ hay kêu đau 1 bên hàm và hay bị đau nhức vùng khớp thái dương hàm.
– Lâu dần khiến gương mặt trẻ trở nên không cân đối, xương hàm trên hoặc dưới phát triển quá mạnh, nhìn nghiêng thấy hàm đưa ra trước hoặc phía sau quá nhiều.
– Nhiều khe hở giữa các răng
Dấu hiệu răng trẻ mọc lệch
2. Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch
Nguyên nhân trẻ bị răng mọc lệch như sau:
– Duy trì các thói quen xấu như: Mút tay; Nghiến răng làm mòn men răng, vỡ men bờ cắn dẫn đến cắn sâu; Thở bằng miệng; Đẩy lưỡi, mút môi, bú bình… sẽ làm thay đổi cân bằng của môi trường miệng gây ra các sai lệch về khớp cắn.
– Do các yếu tố di truyền: Răng hô, móm, khấp khểnh của trẻ có thể có sự hiện diện từ yếu tố di truyền. Trẻ sẽ “thừa hưởng” sự không cân về xứng kích thước và hình dạng của xương hàm trên và xương hàm dưới của ba mẹ hoặc những người thân khác trong gia đình.
– Chăm sóc răng miệng kém: Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nha sĩ khuyên ba mẹ nên đưa trẻ đến kiểm tra răng hàng năm 6 tháng/ lần. Vì những vấn đề như sâu răng, mòn răng, bệnh nướu răng,….có thể dẫn đến răng khấp khểnh và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
Không chăm sóc răng miệng thường xuyên
– Dinh dưỡng kém: Chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến sâu răng và phát triển răng miệng kém. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng trẻ bị răng mọc lệch. Một số các dưỡng chất quan trọng cần được bổ sung trong giai đoạn này bao gồm canxi, Vitamin D, vitamin K và một số vi lượng khác như đồng, kẽm, mangan, magie,…..
– Mất răng sữa sớm: Có thể nhiều ba mẹ chưa biết nhưng răng sữa còn có một khả năng khác là hướng dẫn các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm. Nhưng kèm theo điều kiện là các răng sữa cần “thay” đúng thời điểm. Việc mất răng sữa sớm sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch, kẹt, xoay và chen chúc.
>>>Xem thêm: Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ
3. Ảnh hưởng khi trẻ bị răng mọc lệch
Hàm răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến cả tình trạng răng hiện tại của trẻ mà còn kéo dài trong suốt quá trình phát triển lâu dài nếu không có hướng xử lý kịp thời đưa răng về vị trí đúng.
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt: Trẻ sẽ khá tự ti, e ngại với bạn bè và mọi người xung quanh mỗi khi cười khi răng bị lệch lạc, mọc không đều, tệ hơn, là răng bị hô ra, sai khớp cắn khiến bé không thể ngậm được miệng như bình thường
– Suy giảm chức năng ăn nhai: Sai lệch khớp cắn là tình phổ biến nhất khi trẻ bị răng mọc lệch, từ đó gây ra những khó khăn nhất định đối với trẻ về hoạt động ăn nhai thức ăn nhất là với những dạng thức ăn cứng. Khả năng ăn nhai của trẻ bị giảm sút vừa kèm theo nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi thức ăn không được nhai kỹ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vừa tác động xấu đến khả năng phát triển toàn diện của trẻ về lâu dài.
Tác hại khi trẻ bị răng mọc lệch
– Tăng nguy cơ bị mắc phải những bệnh lý liên quan đến răng miệng: Trẻ bị răng mọc lệch khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn trước khi các kẽ răng không được làm sạch hoàn toàn thức ăn và mảng bám còn thừa Điều này làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
– Phát âm sai: Việc phát âm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phối hợp giữa răng, môi và lưỡi. Vì thế khi răng mọc chen chúc nhau, đặc biệt là răng cửa mọc lệch có thể khiến trẻ gặp tình trạng nói ngọng, nói không rõ chữa gây thiếu tự tin khi giao tiếp và trong quá trình học tập sau này.
Điều trị răng mọc lệch bằng cách nào? Ở trẻ cần có sự can thiệp từ bác sĩ nha khoa, vì thế ngay khi phát hiện những dấu hiệu của hiện tượng này, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín về răng miệng ngay lập tức. Nhưng tốt nhất vẫn nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi ngay trong giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn, ba mẹ phải can thiệp chăm sóc đúng cách để không xảy ra những tình trạng trẻ bị răng mọc lệch
*Thông tin sưu tầm*