Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Trẻ không chịu ngủ trưa: Làm thế nào để giải quyết?

Trẻ được ngủ trưa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngủ trưa giúp trẻ tăng cường trí nhớ, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra suôn sẻ, giúp củng cố thêm nguồn năng lượng cho các hoạt động buổi chiều,….Nhưng có nhiều lý do khác nhau, trẻ không chịu ngủ trưa khiến ba mẹ đau đầu tìm cách giải quyết, tuy không phải là giấc ngủ bắt buộc nhưng ngủ trưa vẫn rất quan trọng nhất với trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ không chịu ngủ trưa? Làm thế nào để giải quyết được tình trạng này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ không chịu ngủ trưa?

Tại sao trẻ không chịu ngủ trưa? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có cả khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi trưa của trẻ. Vì thế ba mẹ hãy theo dõi nội dung bên dưới để biết xem trẻ nhà mình “rơi” vào trường hợp nào không nhé.

Thời gian biểu sinh hoạt không thích hợp

Trẻ không chịu ngủ trưa có thể do thời gian sinh hoạt trong ngày không hợp lý, nếu vào giấc ngủ buổi tối trẻ ngủ quá nhiều cho đến sáng hôm sau và tỉnh dậy vào giữa trưa thì giấc ngủ buổi trưa tiếp theo trẻ sẽ rất khó “vào giấc”. Hoặc do có những hoạt động không thích hợp, cụ thể trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn, khiến trẻ quá đói hoặc quá no làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa.

Vì thế, ba mẹ hãy đảm bảo thời gian sinh hoạt phù hợp nhất cho trẻ. Giấc ngủ của trên nên được bắt đầu từ 9 – 11 giờ tối và kéo dài trong khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Bữa ăn trưa nên cách giấc ngủ trưa tầm 1 – 1,5 tiếng đồng hồ và nên ngủ trước 3 giờ chiều, thời gian từ 30 – 1 tiếng để không làm ảnh hưởng đến cả giấc ngủ vào buổi tối.

Trẻ không chịu ngủ trưa do lệch đồng hồ sinh học

Đồng hồ sinh học được hình thành ngay từ những năm tháng đầu đời. Vì thế, ba mẹ cần cố định một giờ ngủ trưa cho trẻ và “theo đuổi” giờ giấc đó chính xác trong ngày xuyên suốt quá trình phát triển. Từ đó trẻ sẽ hình thành được “đồng hồ sinh học” thích hợp cho cơ thể, khi đến giờ được cố định, trẻ buồn ngủ mà không cần ba mẹ phải dỗ dành.


Trẻ không chịu ngủ trưa do nhiều nguyên nhân

Trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe

Một nguyên nhân khác khiến trẻ em không chịu ngủ trưa có thể đến từ những vấn đề sức khỏe mà chúng gặp phải. Một số bệnh lý phổ biến như các bệnh liên quan về hệ thần kinh, tâm thần hoặc trẻ đang bị ốm, sốt, mệt mỏi trong người, khó chịu. Do đó, các ba mẹ cần nên quan sát kỹ để có hưỡng xử lý kịp thời, đặc biệt trong trường hợp trẻ cần được thăm khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau này.

2. Làm gì khi trẻ không chịu ngủ trưa?

Sau khi đã tìm hiểu về nguyên nhân, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số cách xử lý khi trẻ không chịu ngủ trưa giúp bé ngủ ngon và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Duy trì thời gian ngủ cố định

Hãy duy trì thời gian sinh hoạt tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ bao gồm giờ ăn, giờ ngủ và giờ chơi để dần trở thành một “thói quen” khó bỏ của chúng xuyên suốt quá trình trưởng thành. Trẻ dần trở nên tự lập hơn mà không cần có sự nhắc nhở từ ba mẹ.

Tập thói quen ngủ với giờ giấc cố định

Tập thói quen thư giãn cho trẻ không chịu ngủ trưa

Dù chỉ là một giấc ngủ ngắn trong ngày nhưng lại mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho trẻ. Vậy nên nếu trong trường hợp trẻ không chịu ngủ trưa, ba mẹ có thể tìm đến những cách giúp con thư giãn đơn giản, thoải mái trước khi ngủ trưa.

Đầu tiên hãy để trẻ ngủ trên giường, hạn chế ngủ ở võng hoặc bất cứ vị trí nào khác trong nhà. Điều chỉnh ánh sáng trong phòng yếu nhưng không quá tối khiến những trẻ nhỏ hơn khó phân biệt được ngày và đêm dẫn đến trường hợp ngủ “li bì”. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú ý đến cả nhiệt độ phòng thích hợp, vào mùa đông hãy đảm bảo phòng đủ ấm, vào mùa hè hãy đảm bảo phòng mát nhưng không được quá lạnh nếu sử dụng điều hòa.

Ngoài ra, để đảm bảo một giấc ngủ tốt cho trẻ không riêng gì một giấc ngủ trưa, ba mẹ có thể dành thời gian bố trí phòng ngủ của con theo đúng sự yêu thích giúp trẻ thoải mái ngủ nhất.


Cách giúp trẻ ngủ trưa ngon lành

Hoặc, trước khi đi ngủ, ba mẹ hãy thử kể cho trẻ nghe một câu chuyện mà chúng yêu thích hoặc trò chuyện nhẹ nhàng với con. Trẻ sẽ nằm yên, thư giãn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Lưu ý cần lựa chọn những câu chuyện có nhịp độ chậm, lặp đi lặp lại và quen thuộc để trẻ không trở nên quá phấn khích.

Massage nhẹ nhàng cho trẻ

Trẻ sơ sinh được massage ngay trước khi đi ngủ sẽ tạo ra nhiều melatonin hơn – một loại hormone có tác dụng điều hòa giấc ngủ tốt hơn.

Các cách massage cho trẻ như sau:

– Massage lòng bàn chân: Dùng ngón tay cái xoa nhẹ nhàng vào lòng bàn chân của trẻ từ gót chân tới các ngón chân theo hình vòng tròn

– Massage bụng: Mẹ đặt nhẹ nhàng lòng bàn tay bên dưới xương ngực và vuốt tròn theo chiều kim đồng hồ khắp bụng, xung quanh rốn

– Massage lưng: Đặt các đầu ngón tay của mẹ lên lưng của trẻ và massage nhịp nhàng lên xuống theo chiều ngược nhau.

Hy vọng thông qua bài viết này ba mẹ sẽ “xử lý” được tình trạng trẻ không chịu ngủ trưa.

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *