Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

CHO TRẺ SƠ SINH NẰM VÕNG: LIỆU CÓ TỐT NHƯ LỜI ĐỒN?

Nhiều ba mẹ nhất là những thế hệ trước đều giữ thói quen cho trẻ sơ sinh nằm võng để trẻ dễ ngủ hơn, tạo cảm giác an toàn và thoải mái mà không cần phải dỗ dành nhiều. Tiện lợi là vậy nhưng nằm võng liệu có thật sự tốt cho sự phát triển thể chất ở trẻ. Để cùng tìm hiểu vấn đề này rõ hơn, ba mẹ hãy cùng D3K2 Healthy Care theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Cho trẻ sơ sinh nằm võng có sao không? Có thể nói thói quen cho trẻ nằm võng không hề xấu. Sự đu đưa nhẹ nhàng của chiếc võng sẽ giúp bé dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ, không quấy khóc nhiều và cũng không cần ba mẹ phải bế trên tay để dỗ dành . Hơn nữa nằm võng, sự “bao bọc” xung quanh sẽ tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho trẻ giống như được ba mẹ ôm, nên khi ngủ trẻ sẽ ít bị giật mình tỉnh giấc.

Nhìn chung, phương pháp ru ngủ bằng võng mang đến rất nhiều lợi ích cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, những “ưu điểm” này chỉ phát huy khi ba mẹ cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách, có như vậy mới không lo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ sơ sinh nằm võng khi ngủ

2. Một số tác hại khi cho trẻ sơ sinh nằm võng không đúng?

Nếu cho trẻ nằm võng sai cách trong một khoảng thời gian dài, có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí não của trẻ. Cụ thể:

Cho trẻ sơ sinh nằm võng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh vận động

Trong 12 tháng đầu đời hầu hết tất cả các bé đều sẽ trải qua ít nhất 5 kỹ năng phát triển bắt đầu từ việc lật ngửa người, ngồi, bò, cầm nắm đồ vật cho đến khi chập chững biết đứng và đi.
Không nói trẻ nằm võng không thể có đủ 5 kỹ năng này nhưng việc nằm võng nhiều lại khiến thời gian trẻ học hỏi kéo dài hơn từ đó gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh vận động khiến trẻ kém linh hoạt, khả năng nhận biết kém hơn so với những bạn bè cùng trang lứa.

Hội chứng rung lắc

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện 100% cộng với lực rung lắc, đu đưa mạnh từ võng thì việc não bộ bị ảnh hưởng có thể xảy ra. Thậm chí, các nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng chỉ cần rung lắc trong vòng 3 đến 5 giây, não của trẻ sẽ phải chịu những tổn thương. Mức độ sẽ dần tăng cao cùng với thời gian rung lắc. Về lâu về dài, sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng khiến trẻ bị động kinh, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển và nhận thức kém.

Ảnh hưởng tới cột sống

Không giống như nằm trên giường với một mặt phẳng đều, trẻ sơ sinh nằm võng nhiều với một không gian nhỏ, hẹp, có độ lún khá lớn ở vùng trung tâm. Điều này đã làm cột sống còn non nớt của trẻ bị “biến đổi” nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn khiến chúng dễ bị cong vẹo, gây ảnh hưởng đến cả lồng ngực và các cơ quan như phổi, tim.

Tác hại khi cho trẻ sơ sinh nằm võng quá nhiều

Cho trẻ sơ sinh nằm võng khiến cơ bắp kém phát triển

Muốn phát triển cơ bắp thì phải vận động nhưng vận động thế nào khi toàn bộ cơ bắp của trẻ đang bị chèn ép cũng từ không gian nhỏ hẹp của võng. Cụ thể là chân tay thường xuyên không được cử động thoải mái, vẹo cổ, vẹo đầu. Khi đó trẻ dễ bị tụ máu và máu không điều hòa tới não bộ, cơ bắp sẽ kém phát triển.

Giấc ngủ phụ thuộc quá nhiều vào võng

Vì có thể được ngủ ngon giấc hơn mà vô tình cha mẹ hình thành nên thói quen nằm võng ở trẻ. Khi đặt chúng nằm trên bất cứ không gian nào khác thiếu vắng chiếc võng trẻ sẽ khó vào giấc hơn, quấy khóc rất lâu.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng dễ bị ngã

Chưa thể điều khiến cơ thể mình và nhận thức những nguy hiểm xung quanh, nên bất cứ khi nào trẻ nằm võng lật ngược người lại, nghiêng sang phải hoặc sang trái đều có khả năng bị ngã rất cao.

3. Cần lưu ý gì khi cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Ba mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm võng như bình thường nhưng đặc biệt phải lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

– Không để trẻ ngủ xuyên ngày trên võng, tốt nhất chỉ nên nằm vào buổi sáng trong khoảng từ 2 – 3 tiếng đồng hồ.

– Không cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nằm võng vì lúc này mọi cơ quan vẫn còn rất non nớt, chưa hoàn thiện chỉ một tác động nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.

– Có thể lót thêm cho trẻ chăn, đệm nhỏ ở vùng lưng giúp hạn chế nguy cơ biến dạng hay cong vẹo cột sống.

Cho trẻ nằm võng đúng cách

– Khi cho trẻ sơ sinh nằm võng vẫn cần có sự quan sát thường xuyên từ người lớn

– Để trẻ vào giấc ngủ ba mẹ chỉ cần đung đưa với một lực vừa phải, nhẹ nhàng. không đẩy đưa quá mạnh khiến hệ khiến hệ thần kinh bị tổn thương

– Trước khi đặt trẻ nằm võng nên kiểm tra xem có bất cứ vật dụng nào trên võng hay không để tránh làm trẻ bị đau khi cựa quậy. Ngoài ra cần đảm bảo võng được treo cân bằng và chắc chắn bằng cách buộc lại các mối chốt, dây buộc,…

Cho trẻ sơ sinh nằm võng có thể mang lại những lợi ích trước mắt, nhưng về lâu dài chúng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn sức khỏe. Tốt nhất ba mẹ vẫn nên để trẻ nằm trên giường để ngủ nghỉ, còn võng có thể sử dụng trong chốc lát, không nằm quá lâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *