Triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ra nhiều mồ hôi nhất là vào ban đêm khi ngủ hoặc kể cả là ban ngày, trong khi trẻ không có bất cứ hoạt động thể chất nào và thời tiết cũng không quá nóng. Nhưng liệu đổ mồ hôi trộm có thật sự an toàn cho sức khỏe của trẻ không hay chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
1. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?
Như đã nói ở trên, đổ mồ hôi trộm ở trẻ là việc ra quá nhiều mồ hôi trên mức bình thường nhất là vào ban đêm khi đã trẻ ngủ sâu và “đổ” nhiều ở những vùng có tuyến mồ hôi chạy qua như lưng, trán, nách, bàn tay, bàn chân.
Việc đổ mồ hôi ở trẻ quá nhiều, trước mắt sẽ khiến trẻ ngủ không yên giấc, khó chịu, không ngủ được, quấy khóc do quần áo, ga giường luôn trong trạng thái ẩm ướt. Nhưng về lâu dài, việc đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến trẻ mất đi một lượng nước và muối lớn cần cho cơ thể, dần dần khiến trẻ yếu đi, người mệt mỏi, kiệt sức khiến trẻ hay bị ho, sốt, sụt cân, còi xương, chậm lớn….thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, viêm nhiễm da,…..
2. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là “còi báo động” cho mẹ rằng trẻ đang bị thiếu hụt các chất mà cụ thể là thiếu hụt Vitamin D trầm trọng. Vì trẻ dưới 1 tuổi, hệ xương phát triển mạnh nhất nên hay bị thiếu chất này. Trường hợp bé nhà bạn sinh non, sinh nhẹ cân, mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ra nhiều mồ hôi do vitamin D.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
– Do hệ thần kinh của trẻ còn chưa hoàn thiện kịp thời, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn nên việc đổ mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm là điều bình thường.
– Mẹ lo con lạnh nên đắp quá nhiều chăn, mặc quần áo kín mít đi ngủ hoặc đóng kín cửa.
– Có một số loại bệnh khác cũng ảnh hưởng đến việc trẻ bị mồ hôi trộm như bệnh còi xương, lao sơ nhiễm,……Ngoài triệu chứng ra nhiều mồ hôi ra thì trẻ còn có một số biểu hiện khác như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Trẻ ra mồi hôi trộm nhiều
3. Mẹ đã biết cách trị mồ hôi trộm cho con chưa?
Khi đã biết được nguyên nhân rồi thì việc của mẹ bây giờ chính là trị đổ môi trộm cho trẻ ngay lập tức. Hãy bổ sung Vitamin D bằng cách:
– Tắm nắng cho trẻ vào các buổi sáng, tốt nhất là trong khung giờ 6 – 9 giờ mùa hè và từ 9 đến 10 giờ mùa đông và chỉ nên cho trẻ tắm nắng trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt mẹ chỉ để da con tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà thôi không nên cho mắt con tiếp xúc nhé.
– Cho trẻ uống các loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D hiệu quả và an toàn. Vì sữa mẹ hoặc các loại thực phẩm khác chỉ có hàm lượng Vitamin D vừa phải nhưng chưa đủ để cung cấp cho trẻ nên việc bổ sung thêm hàm lượng là rất quan trọng.
Mách mẹ một sản phẩm bổ sung Vitamin D hiệu quả, Siro D3K2 MK7 Healthy Care bổ sung hàm lượng vitamin D đạt tỷ lệ vàng.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ có trị được không
Còn một số cách khác mà mẹ có thể áp dụng để trị mồ hôi trộm cho con nhưng lưu ý là hãy theo dõi các triệu chứng và mức độ đổ mồ hôi của con để áp dụng phương pháp phù hợp nhất nhé.
– Trong phòng ngủ hãy tạo một không gian phòng thoáng mát, tránh đóng cửa kín mít bí bách, ngột ngạt khiến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ gia tăng. Nếu vào mùa hè, mẹ có thể mở điều hòa ở mức nhiệt độ phù hợp nhất, tránh mở quá lạnh hoặc quá nóng.
– Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ luôn sạch sẽ. Nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ gia tăng nhiều vào ban đêm hãy thay ngay cho bé một bộ quần áo khác. Cho bé mặc các bộ quần áo thoải mái khi ngủ và đừng đắp chăn quá dày.
– Cho bé bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, vì bé sẽ ra mồ hôi trộm nhiều nên việc thiếu nước thường xuyên xảy ra.
– Chế độ dinh dưỡng hằng ngày là yếu tố quan trọng không kém để hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ suy giảm. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm nên cho ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,… Tránh sử dụng các loại thực phẩm được cho là mang tính nóng cao như dầu mỡ, bột mì, hạn chế dùng các gia vị như mắm, muối,…nhiều.
Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Mong rằng với các thông tin trên, mẹ sẽ “bớt lo” hơn về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ từ đó có những cách khắc phục kịp thời để con có được một sức khỏe tốt nhất.