Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh – những thông tin mẹ cần biết

2 tuần đầu đời của trẻ sơ sinh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng vàng da do tăng bilirubin trong máu, có những trường hợp vàng da chỉ nằm trong thể nhẹ nhưng cũng có trường hợp nặng hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc nắm rõ các mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh để kịp thời xử lý rất quan trọng nhằm đảm bảo trẻ có thể phát triển thuận lợi ngay từ những giai đoạn đầu đời.

1. Các mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nồng độ Bilirubin trong máu chính là yếu tố quyết định mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh. Bilirubin là chất được tạo bởi tế bào hồng cầu khi chúng bị vỡ. Bình thường Bilirubin sẽ được đào thải thông qua gan, mật, đường ruột và một phần nhỏ đi qua nước tiểu và phân của con. Tuy nhiên, khi tế bào máu bị vỡ quá nhiều, lượng Bilirubin không thể thoát hết ra ngoài nên sẽ tồn tại phía trong cơ thể, tích tụ dưới da, niêm mạc gây ra hiện tượng vàng da.

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết, khi mắc da sẽ có màu vàng, nhẹ là vàng sáng, với màu vàng đậm có thể trẻ đã bị nặng. Sự chuyển biến các dấu hiệu vàng da sẽ thường xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ trước, sau đó nặng tiếp tục lan xuống ngực bụng, rồi đến lòng bàn tay, bàn chân.

Theo phân vùng của Kramer, phân vùng vàng da với nồng độ Bilirubin trong máu sẽ được chia theo 5 cấp độ dưới đây. Cụ thể:

– Mức độ 1: Tình trạng vàng da chỉ xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Khi đó hàm lượng Bilirubin đo được trong máu ở khoảng 5-7mg%

– Mức độ 2: Vàng da có thêm ở vùng cổ và kéo dài xuống tận rốn. Hàm lượng Bilirubin đo được là khoảng 8-10mg%

– Mức độ 3: Kéo dài từ rốn đến đùi. Hàm lượng Bilirubin đo được là từ 11-13mg%

– Mức độ 4: Xuất hiện thêm ở vùng tay, chân và dưới gối. Hàm lượng bilirubin lúc này là từ 13-15mg%

– Mức độ 5: Tình trạng vàng da xuất hiện xuống đến lòng bàn tay, bàn chân của trẻ. Lượng Bilirubin lúc này đo được sẽ ở mức trên 15mg%


Vàng da ở trẻ sơ sinh có 5 mức độ từ nhẹ đến nặng

2. Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị như thế nào? Với sự tiên tiến của y khoa hiện nay, tình trạng trẻ bị vàng da có thể được điều trị hiệu quả mà không gây ra những vấn đề về khả năng phát triển của trẻ về sau

– Cung cấp nước và năng lượng thông qua bú hoặc truyền dịch với trường hợp vàng da thể nhẹ do bilirubin gián tiếp tăng cao

– Truyền Albumin và một số thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin với những trường hợp hàm lượng Bilirubin dưới 13%

– Chiếu đèn có thể áp dụng cho tất cả trường hợp trẻ bị vàng da. Nhờ việc sử dụng ánh sáng xanh, trắng chiếu thẳng vào da mà phương pháp này sẽ giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành các chất khác không độc để thải ra ngoài thông qua đường phân, nước tiểu. Thông thường thì việc chiếu đèn sẽ được chỉ định cho bé chậm nhất là 24h sau sinh. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả cho bé vàng da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định cho những trường hợp vàng da do tăng bilirubin gián tiếp và chưa có triệu chứng nhiễm độc thần kinh

– Thay máu thường được chỉ định cho những trường hợp vàng da thể nặng khi bilirubin vượt ngưỡng 13% và có triệu chứng thần kinh đi kèm


Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa tình trạng vàng da

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh để hạn chế việc các triệu chứng không tiến triển thêm nặng, mẹ cần có những cách chăm sóc hợp lý:

– Cho trẻ bú mẹ sớm, nhất là trong những ngày đầu sau sinh

– Đảm bảo cho bú đủ lượng sữa trong ngày để giúp kích thích đường ruột của bé hoạt động tốt hơn

– Cho trẻ nằm trong phòng có đủ ánh sáng để giúp mẹ dễ dàng quan sát làn da của con

– Khi trẻ có các dấu hiệu vàng da, bố mẹ cần phải theo dõi liên tục và tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ

– Mẹ không tự ý cho bé uống thuốc bừa bãi mà chưa có sự hướng dẫn của các chuyên gia

– Trẻ bị vàng da thường có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D3, vậy nên để nhận đủ nguồn dưỡng chất quan trọng này mẹ có thể bổ sung cho trẻ thông qua Vitamin D3K2 MK7 Healthy Care.


Phòng ngừa tình trạng vàng da thường gặp ở trẻ

Có thể thấy việc quan sát các mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh rất quan trọng, ngay từ mức độ nhẹ từ 1 hoặc 2, mẹ cần nhanh chóng có những cách xử lý kịp thời để con nhanh chóng hồi phục trở lại.

>>>Xem thêm: Trẻ vàng da có phải do thiếu vitamin D3

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *