Đối với trẻ sự phát triển vận động rất quan trọng nó không những liên quan đến khả năng tăng cường thể chất mà còn liên quan đến sức khỏe, trí tuệ của trẻ ở hiện tại và trong tương lai. Hiện tại, vận động của trẻ được chia ra làm 2 loại vận động tinh và vận động thô. Nhiều ba mẹ chưa thực sự nắm rõ về sự khác biệt giữa chúng và những cột mốc phát triển đánh dấu 2 loại vận động này. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
1. Vận động tinh và vận động thô là gì?
Vận động tinh và vận động thô là gì?
– Vận động tinh: Dùng để chỉ những kỹ năng của trẻ liên quan đến việc sử dụng bàn tay và điều khiển các ngón tay linh hoạt như cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối và các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng…
– Vận động thô: Dùng để chỉ những kỹ năng của trẻ liên quan đến tất cả các cơ lớn như cổ, lưng, tay, chân, thân mình,….bao gồm các hoạt động phối hợp phải kể đến là lẫy, lăn, bò, trườn, đá,..xoay người, đá chân, vung tay, nhảy, kéo, đẩy, ném, trèo, đi bộ và nhiều dạng hoạt động khác nữa.
2. Các cột mốc phát triển vận động tinh và vận động thô ở trẻ
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được phát triển vận động tinh và vận động thô cùng lúc để mang đến những kỹ năng vận động quan trọng từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt từ thể chất đến trí não.
Dưới đây là các cột mốc vận động tinh và thô ở trẻ, ba mẹ hãy tham khảo để có thể cùng con rèn luyện tốt các kỹ năng này và lưu ý cần tránh cho trẻ phát triển “vượt mốc” sẽ gây ra những “tác dụng phụ” ngược lại cho sự tăng trưởng bình thường. Thời gian đầu nên bắt đầu thật chậm, để trẻ thích nghi rồi tăng dần thời gian cho mỗi hoạt động.
Giai đoạn trẻ 0 – 12 tháng
Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi hay còn gọi là giai đoạn sơ sinh có khả năng vận động tinh và vận động thô như thế nào?
Vận động thô:
– Trẻ biết lật từ ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được và biết nâng cao đầu khi nằm sấp
– Trẻ có thể lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa.
– Khả năng lẫy lật và tự nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp ở trẻ từ 4 – 6 tháng
– Khi kéo lên, trẻ có thể giữ vững được đầu thẳng
– Khi ngồi trẻ có trụ vững hơn
– Trẻ biết trườn ra phía trước và xung quanh
– Khi được bố mẹ giữ người, trẻ đã có thể đứng được khi được bố mẹ giữ người
– Trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi đã có thể tự ngồi được vững vàng, bắt đầu tập bò và vịn đứng dậy khi có thành để bám chắc chắn
– Từ 9 tháng tuổi, trẻ tập đứng và dần đứng vững, đi lại được vài bước khi có người dắt tay
Vận động tinh:
– Trẻ biết cầm, giữ đồ vật trong tay từ 1 – 2 phút, có thể dùng tay để đưa đồ vật vào miệng, biết với tay để cầm nắm đồ vật
– Trẻ biết cầm hai vật và đập hai vật vào nhau.
– Biết chuyển tay một vật từ tay phải sang tay trái hoặc ngược lại; nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và một ngón tay khác
– Trẻ sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn, biết đập hai vật vào nhau, kẹp vật bằng hai đầu ngón tay
>>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển thể chất
Vận động tinh và thô ở trẻ 0 – 12 tháng tuổi
Giai đoạn trẻ 1- 2 tuổi
So với giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, bắt đầu từ 1 – 2 tuổi, kỹ năng vận động tinh và vận động thô sẽ có sự thay đổi rõ rệt, tuy vẫn chập chững nhưng lúc này trẻ không còn phải dựa dẫm nhiều vào sự trợ giúp từ ba mẹ.
Vận động thô:
– Trẻ bắt đầu có đi bước đầu tiên mà không có người giúp và bắt đầu chạy, ném bóng
– Trẻ có thể di chuyển một đồ vật, ngồi nhặt đồ chơi và vừa đi, vừa đẩy, kéo đồ chơi có bánh xe
– Trẻ trèo cầu thang bằng hai chân, hai tay và đi thụt lùi xuống cầu thang bằng hai tay, hai chân.
Vận động tinh:
– Trẻ bỏ đồng xu vào ống tiền và lật được trang sách
– Trẻ đã biết dùng bàn tay vào các hoạt động khác nhau như điều khiển, giữ thăng bằng.
– Trẻ biết xây tháp với 2-3 hình khối khi được 15 tháng, 3-4 hình khối khi 18 tháng và vẽ những đường kẻ trên giấy.
Vận động tinh và vận động thô ở trẻ 1 – 2 tuổi
Giai đoạn trẻ 2-3 tuổi
Các vận động tinh và vận động thô ở giai đoạn này đã bắt đầu có sự cứng cáp và linh hoạt hơn.
Vận động thô:
– Trẻ leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, chưa leo liên tục bằng hai chân.
– Trẻ đi được xe đạp ba bánh
– Trẻ đứng trên các đầu ngón chân, ném bóng về phía trước…
Vận động tinh:
– Hoàn thành trò chơi xếp hình khi 2 tuổi, trẻ bắt đầu với 6-7 hình khối, và chơi với 9-10 hình khối khi bé 3 tuổi
– Trẻ cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thẳng, ngang…
– Trẻ lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình.
Vận động tinh và vận động thô ở trẻ 2 – 3 tuổi
Mỗi đứa trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau kể cả là kỹ năng vận động, vì thế dù con có tốc độ phát triển kém hơn so với các bạn bè cùng trang lứa, ba mẹ cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy cố gắng chăm sóc, luyện tập cho trẻ nhiều hơn cả về vận động tinh và vận động thô.
>>>Xem thêm: Dấu hiệu còi xương ở trẻ
*Thông tin sưu tầm*