Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Trẻ ngủ nằm sấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Trẻ ngủ với rất nhiều tư thế có nằm nghiêng, nằm ngửa,….. và nhiều trẻ còn có thói quen nằm sấp. Thói quen này có thể khiến con ngủ ngon hơn, đỡ giật mình hơn nhưng liệu nó có tốt cho sức khỏe của trẻ nếu duy trì mãi ở tư thế ngủ nằm sấp trong suốt giai đoạn phát triển. Để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Những nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ ngủ nằm sấp

Một tư thế ngủ tốt có thể giúp trẻ có được một giấc ngủ ngon, cảm thấy thoải mái và sâu giấc hơn, điều này không chỉ tác động đến khả năng phát triển ở trẻ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. Trẻ trong giai đoạn đầu không thể tự làm chủ được tư thế ngủ của mình, hầu hết việc thay đổi tư thế đều nhờ đến sự trợ giúp từ ba mẹ.

Trẻ ngủ nằm sấp có tốt không? Một trong tư thế cần hạn chế nhất cho trẻ đó là nằm sấp, nhiều ba mẹ thường thích cho trẻ nằm sấp vì đây là tư thế nằm giống như khi trẻ nằm trong tử cung của mẹ, giúp trẻ có cảm giác được bảo vệ, ấm cúng và an toàn. Tuy nhiên nó sẽ gây ra những nguy cơ tiềm ẩn hoặc thậm chí nguy hiểm đối với trẻ. Do đó ba mẹ cần hạn chế duy trì trẻ khi ngủ ở tư thế này để trẻ không hình thành “thói quen ngủ” có hại này.


Tác hại khi trẻ ngủ nằm sấp là gì

Vậy những nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ ngủ nằm sấp là gì?

– Trẻ ngủ hay nằm sấp có nguy cơ đột tử cao hơn nhiều lần so với trẻ nằm ngửa khi ngủ, trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng là đối tượng có khả năng đột tử cao nhất thường vào thời điểm trẻ ngủ. Vậy nên, không cho trẻ nằm sấp quá lâu hoặc duy trì thói quen ngủ này sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Nằm sấp ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ bởi khi nằm ngủ với tư thế này, vị trí ngực của trẻ sẽ bị chèn ép do phần thân trên chống đỡ sức nặng của cơ thể dẫn đến việc khó thở. Nằm sấp còn khiến áp lực lên hàm gia tăng, hẹp đường hô hấp gây giảm luồng không khí lưu thông trong đường thở.

– Khi trẻ ngủ nằm sấp áp mặt vào chăn gối sẽ làm tăng nguy cơ hít phải bụi bẩn, nấm, siêu vi gây bệnh bám ở chăn gối, đệm giường kế cả khi được vệ sinh sạch sẽ. Hơn nữa, điều này còn dễ làm trẻ bị nóng mặt, làm tăng thân nhiệt, cản trở quá trình tản nhiệt gây tích tụ mồ hôi trên cơ thể và dẫn tới viêm da.

– Trẻ đi ngủ nằm sấp lâu ngày nhất là khi trẻ chỉ quen nằm sấp nghiêng mặt về một bên, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ biến dạng xương mặt ở một bên hoặc cả 2 bên mặt, khi lớn nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt dễ dàng và gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

– Khi trẻ nằm sấp khi ngủ ba mẹ sẽ khó quan sát được hết những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

2. Khi nào cho trẻ ngủ nằm sấp và những lưu ý quan trọng?

Nằm sấp giúp trẻ hạn chế việc nôn trớ thức ăn và dịch tiêu hóa từ dạ dày đến thực quản đồng thời có lợi trong việc hỗ trợ một số kỹ năng vận động quan trọng của trẻ như học lật người và tập bò nhanh chóng sau này. Bên cạnh một số tác hại kể trên thì trong một vài trường hợp, đây là những lợi ích mà tư thế ngủ này mang đến cho trẻ, tuy nhiên để nhận được những lợi ích này, cho trẻ ngủ nằm sấp đúng cách và an toàn rất quan trọng.

Vậy làm gì khi trẻ ngủ nằm sấp? Hướng dẫn ba mẹ cho trẻ nằm sấp an toàn như sau:

– Vệ sinh giường ngủ, chăn gối sạch sẽ cho trẻ trước khi ngủ

– Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ nằm sấp khi có thể theo dõi trẻ sát sao mọi trạng thái khi ngủ để sớm nhận biết được những dấu hiệu khó chịu hay bất thường

– Cho trẻ nằm sấp từ từ, ban đầu nên là 3 – 4 phút sau đó là lâu hơn nhưng tốt nhất không nên quá 20 phút.


Lưu ý khi cho trẻ nằm sấp

3. Làm thế nào để giữ an toàn cho trẻ trong mọi tư thế ngủ?

Bên cạnh việc thay đổi và hạn chế những tư thế ngủ xấu ở trẻ như tư thế ngủ nằm sấp, kể cả những tư thế ngủ tốt ba mẹ vẫn phải đặt sự “an toàn” tuyệt đối cho trẻ khi ngủ lên hàng đầu

– Không dùng chăn hay gối trùm kín đầu trẻ

– Đặt hai tay của bé ra ngoài để tránh việc con cựa quậy đưa tay lên mặt

– Ba mẹ không nên cho trẻ nằm những loại đệm nước, đệm mềm có độ lún sâu vì điều này có thể gây biến dạng cột sống lưng của trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tăng trưởng về chiều cao sau này. Tốt nhất nên cho trẻ nằm đệm cứng với vỏ đệm mềm

– Giúp con quen với tư thế nằm ngửa khi ngủ bằng cách luôn đặt con nằm ở tư thế này, có thể dùng biện pháp quấn chũn hoặc dùng nhộng ngủ để trẻ được cố định ở một tư thế hơn nữa còn hạn chế được việc trẻ giật mình, quấy khóc.

– Giai đoạn đầu trẻ và ba mẹ nên ngủ cùng phòng

– Quần áo đi ngủ của trẻ nên mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông


Duy trì tư thế ngủ đúng ở trẻ

Dù có những lợi ích nhưng nhìn chung cho trẻ ngủ nằm sấp không phải là một tư thế tốt vì thế ba mẹ nên sửa đổi tư thế này ngay và duy trì những tư thế ngủ hiệu quả hơn đối với trẻ nhé.

>>>Xem thêm: Bí quyết rèn trẻ tự ngủ xuyên đêm 

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *