Trẻ khó ngủ do rất nhiều yếu tố tác động đến, có thể là nguyên nhân môi trường ngủ xung quanh trẻ không tốt, trẻ đùa giỡn quá nhiều vào ban ngày, trẻ ngủ trưa quá giấc, trẻ bị ảnh hưởng tâm lý,…..và một nguyên nhân nữa mà nhiều ba mẹ thường “bỏ quên” đó là do trẻ thiếu đi những dưỡng chất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ hằng ngày, nhất là vào ban đêm. Vậy trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
1. Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? – Canxi
Tại sao thiếu canxi lại khiến trẻ bị khó ngủ? Vì khi thiếu đi dưỡng chất này, hệ xương của trẻ không thể phát triển mạnh mẽ, kéo theo hàng loạt các hiện tượng như nhức mỏi cơ, mỏi xương khớp, đau khớp, còi xương, chuột rút….tất cả những tình trạng này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khiến chúng khó chịu, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình, quấy khóc.
Vì thế ngay khi thấy những biểu hiện này ở trẻ, mẹ cần bổ sung ngay canxi với hàm lượng đủ và phù hợp với giai đoạn phát triển để không khiến trẻ khó ngủ thiếu chất. Canxi được tìm thấy rất nhiều ở các loại thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa, rau lá xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, tôm, cua, ghẹ…
2. Thiếu Vitamin D3
Canxi khi vào cơ thể nếu không có sự hỗ trợ từ vitamin D3 rất khó để dưỡng chất này có thể đi đúng vào vị trí của xương, từ đó tiếp tục gây ra tình trạng thiếu hụt canxi dù mẹ đã cố gắng bổ sung rất nhiều, thậm chí canxi còn đi “lung tung” khắp cơ thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì thế, để không khiến trẻ khó ngủ thiếu chất, thay vào đó được ngủ ngon giấc hơn, mẹ cần cung cấp thêm cho trẻ vitamin D3 làm chất “dẫn truyền” canxi.
Vậy vitamin D3 lấy từ đâu? Vitamin D3 có thể được tổng hợp từ việc tắm nắng thường xuyên, bổ sung qua các loại thực phẩm tự nhiên như trứng gà, cá hồi, dầu gan cá, sữa, thịt bò, cam tươi…….hoặc hiệu quả nhất là bổ sung qua các dòng thực phẩm chức năng, trong đó phải kể đến sản phẩm Vitamin D3K2 MK7 Healthy care chứa cả vitamin D3 và vitamin K2 dạng MK7 hỗ trợ quá trình hấp thu canxi vào xương và an toàn sử dụng với cả trẻ sơ sinh.
Mỗi ngày đều đặn cho trẻ bổ sung mẹ sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng trẻ khó ngủ thiếu chất cũng như những ảnh hưởng khác từ việc thiếu vitamin D3 và canxi
Trẻ khó ngủ do thiếu Vitamin D
3. Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? – Thiếu Magie
Trẻ khó ngủ bị thiếu chất gì? Bên cạnh bộ đôi canxi và Vitamin d3 thì magie cũng là dưỡng chất ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Magie là nguyên tố vi lượng giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trong đó có vai trò quan trọng đối với chức năng não và hệ tim mạch. Vì thế nếu bổ sung đủ magie sẽ giúp tinh thần của trẻ luôn được thoải mái, thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ hơn và được ngủ sâu giấc hơn.
Mẹ cần biết thiếu magie không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ thông qua những biểu hiện sau co giật mí mắt, chuột rút chân, nhịp tim bất thường, mắc các bệnh về da, đau nửa đầu, đau thắt lưng… Vì thế, để không rơi vào tình trạng trẻ khó ngủ thiếu chất và không để trẻ chịu những tác động do thiếu magie trên, ba mẹ cần lưu ý bổ sung dưỡng chất này qua các thực phẩm sau đây bao gồm: rau lá xanh như rau bina, gạo lứt, ngũ cốc, thịt, các, thực phẩm từ sữa…
4. Thiếu vitamin B12
Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Dưỡng chất tiếp theo được kế đến chính là vitamin B12. Bởi mọi biểu hiện khi thiếu đi vitamin B12 đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ như rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,… ), thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, chân tay tê nhức, tâm lý không ổn định,…..
Mẹ có thể có thể bổ sung vitamin B12 hàng ngày cho trẻ qua các thực phẩm như Sò, thịt đỏ, gan, cá, trứng và đồ uống tăng cường…
Trẻ khó ngủ thiếu chất – vitamin B12
5. Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? – Thiếu sắt
Sắt cũng là dưỡng chất rất cần thiết cho giấc ngủ của trẻ. Và cũng giống như các dưỡng chất khác, biểu hiện khi thiếu sắt cũng gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ hằng ngày của trẻ. Đầu tiên thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu với triệu chứng đặc trưng là mệt mỏi, da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, tim đập nhanh, sụt cân, rối loạn tiêu hóa,……và khiến trẻ mất ngủ.
Ngoài ra, thiếu sắt còn làm ảnh hưởng đến nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, dopamine và myelination. Đây là những hormone cần thiết trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Do đó, việc thiếu hụt những hormone này có thể dẫn đến những vấn đề về giấc ngủ.
Mẹ có thể cho trẻ uống các muối sắt và đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn cho trẻ như: thịt bò, thịt gà, trứng, các, súp lơ, đậu nành, bơ…
Sắt tác động một phần đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
Trẻ khó ngủ thiếu chất là tình trạng rất dễ xảy ra. Vì thế, ba mẹ hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên ngay từ những năm tháng đầu đời nhé.
>>>Xem thêm: Bí quyết rèn trẻ tự ngủ xuyên đêm dễ dàng
*Thông tin sưu tầm*