Báo cho ba mẹ về tình trạng trẻ đau nhức chân về đêm, đôi khi cơn đau kéo dài dai dẳng khiến con ngủ không ngon giấc, mệt mỏi và trở nên khó chịu. Các bậc phụ huynh không nên bỏ qua vấn đề này thay vào đó hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý chính xác từ đó chăm sóc bé tốt hơn và tránh các bệnh lý có thể xảy ra nếu tình trạng nặng hơn.
1. Nguyên nhân trẻ đau nhức chân về đêm?
Trẻ bị đau nhức chân về đêm là vấn đề xảy ra do:
Do đau xương tăng trưởng
Ở những trẻ thường hay có những hoạt động vận động tích cực trong ngày như : chạy nhảy, leo núi, nô đùa, leo cầu thang,……thì ban đêm trẻ có thể bị đau nhức chân, mỗi cơn đau sẽ kéo dài 10 – 30 phút và biến mất hoàn toàn vào sáng hôm sau. Lý giải cho điều này là do ban đêm là thời điểm xương phát triển nhanh nhất, chịu tác động của hormone tăng trưởng GH (loại hormone này thường tiết ra nhiều nhất vào ban đêm). Khi các cơ không theo kịp tốc độ phát triển của xương thì sẽ khiến cơ bị co giãn quá mức, gây cảm giác đau.
Đặc biệt, tình trạng đau xương tăng trưởng thường xuất hiện phổ biến trong giai đoạn từ 3 – 5 tuổi và giai đoạn từ 8 – 12 tuổi. Vì vậy, có thể coi đây là một hiện tượng sinh lý bình thường liên quan đến vấn đề tăng trưởng. Do đó, ba mẹ không phải lo lắng gì nhiều, trừ trường hợp trẻ đau nhức chân về đêm đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt cao, khó vận động, đau nặng, chuột rút,…thì mới phải đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, vỉ rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.
Do một số bệnh lý gây ra
Nguyên nhân trẻ đau nhức chân về đêm cần được đặc biệt chú ý tiếp theo sẽ liên quan đến các vấn đề bệnh lý như:
– Viêm khớp cùng chậu: Xảy ra do trẻ bị chấn thương, té ngã làm tác động đến cùng khớp xương cùng các dây chằng dẫn đến viêm. Các cơn đau sẽ bắt đầu ở vùng lưng dưới, hông, mông và chạy xuống xuống chân không chỉ vào ban đêm mà bất cứ khi nào trẻ vận động như leo cầu thang, chạy bộ, đi bước dài hoặc đứng im một chỗ quá lâu, cơn đau sẽ nặng hơn
– Trẻ đau nhức chân về đêm do bệnh nhược cơ: Đây là loại bệnh lý tự miễn do rối loạn dẫn truyền thần kinh – cơ. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của nhóm cơ nhai, cơ mặt, cơ vận nhãn, cơ tứ chi, cơ hô hấp,… với các biểu hiện như: trẻ bị đau nhức chân về đêm, mệt mỏi, sụp mi mắt, đầu rủ xuống dưới, khó thở, chân tay uể oải dễ mỏi khi vận động,…;
– Viêm khớp phản ứng sau viêm họng: Tuy không phổ biến nhưng số ít vẫn có trẻ mắc chứng viêm khớp phản ứng ( bị nhiễm trùng) sau đợt viêm họng. Nếu tình trạng viêm họng càng kéo dài mà không được điều trị có thể gây biến chứng sưng, nóng các khớp. Đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác khiến trẻ bị đau nhức mỏi chân về đêm.
– Bàn chân bẹt khiến trẻ đau nhức chân về đêm: Là bàn chân không có hõm cong tự nhiên như bình thường khiến khung xương không có đủ lực để chịu sức nặng của cơ thể nên sẽ khiến chân đau thường xuyên dẫn đến khả năng vận động của trẻ bị hạn chế, chạy nhảy dễ bị ngã do bàn chân không đủ linh động.
Trẻ đau nhức chân về đêm do thiếu dưỡng chất
Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương. Nếu hàm lượng vitamin D và canxi trong máu thấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm. Ngoài ra, cơn đau còn xuất hiện ở xương sườn.
2. Ba mẹ cần xử lý thế nào khi trẻ bị đau nhức chân về đêm
Trẻ đau nhức chân về đêm có sao không? Nếu nguyên nhân do thiếu dưỡng chất hoặc do đau xương tăng trưởng, việc xử lý sẽ đơn giản hơn rất nhiều:
– Bổ sung đủ hàm lượng canxi và đặc biệt là vitamin D3 và K2 ngay từ những năm tháng đầu đời. Bộ 3 dưỡng chất này cần được bổ sung cùng lúc để hệ xương phát triển và trở nên chắc khỏe hơn
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về sản phẩm D3K2 Mk7 Healthy Care
– Khi trẻ đau nhức chân về đêm ba mẹ hãy tìm đến phương pháp chườm nóng kết hợp xoa bóp chân để làm dịu đi cơn đau. Ngoài ra vào ban ngày đừng quên nhắc nhở trẻ vận động phù hợp, tắm nước nóng để giảm đau cơ và đau xương
Ngược lại với nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, không chỉ là đau nhức xương mà còn kéo theo các biểu hiện khác như Chân của trẻ có dấu hiệu đỏ ửng, sưng tấy hoặc bầm tím bất thường; chảy máu, xuất huyết da hoặc ở vị trí khớp;……… tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, các trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác cùng với đó là điều trị kịp thời.
Như vậy trên đây là toàn bộ các thông tin cần nắm rõ về tình trạng trẻ đau nhức chân về đêm.
>>>>Xem thêm: Trẻ chậm biết đi nên bổ sung gì và tránh những thực phẩm nào?
*Thông tin sưu tầm*