Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

TRẺ BỊ VÀNG DA CÓ PHẢI DO THIẾU VITAMIN D3 KHÔNG?

Nhiều mẹ cho rằng trẻ bị vàng da do thiếu vitamin D3 vì thế cần phải bổ sung đầy đủ để trẻ cải thiện tình trạng này nhanh chóng? Vậy liệu điều này có đúng không? Để biết thông tin chính xác ba mẹ hãy cùng D3K2 Healthy care theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân trẻ bị vàng da là gì?

Nguyên nhân trẻ bị vàng da là do sự tăng cao nồng độ bilirubin – một hợp chất có màu vàng được giải phóng khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Khi mới sinh, trẻ thường có tỷ lệ hồng cầu trong máu rất cao, cao hơn so với cả người lớn, nhưng lại rất “yếu” vì vậy nó sẽ thường xuyên bị phá vỡ dẫn đến tình trạng vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa hoàn thiện 100% nên chưa thể đào thải hết bilirubin ra khỏi máu. Đến khi trẻ bước vào giai đoạn 2 tuần tuổi trở đi, gan đã gần như phát triển đầy đủ và có khả năng loại bỏ hết bilirubin. Lúc này bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết mà không cần bất cứ biện pháp điều trị gì mà không gây bất cứ nguy hiểm nào cho sức khỏe.


Nguyên nhân trẻ bị vàng da

2. Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 cấp độ vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế mà biểu hiện cũng sẽ khác nhau:

Biểu hiện trẻ bị vàng da sinh lý

– Trẻ bị vàng da mức độ nhẹ chỉ xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn

– Xuất hiện khoảng 48 -72 giờ sau sinh

– Tự khỏi trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non

– Không kết hợp các triệu chứng bất thường khác

– Nước tiểu có màu tối hoặc vàng và phân nhạt màu

– Trẻ vẫn bú tốt và phát triển khỏe mạnh

– Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng

Biểu hiện trẻ bị vàng da bệnh lý

– Ngay trong ngày đầu tiên sau khi chào đời, hiện tượng vàng da đã xuất hiện

– Vàng da kéo dài, khó tự khỏi

– Vàng da lan rất nhanh từ mặt, ngực, bụng, lòng bàn tay, lòng bàn chân 2 bên của trẻ đến toàn thân chỉ sau 1 – 2 ngày.

– Màu da vàng sậm lại


Biểu hiện trẻ bị vàng da

2. Trẻ bị vàng da có phải do thiếu vitamin D3 không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng trẻ thiếu vitamin D3 có nguy cơ vàng da cao hơn những trẻ khỏe mạnh hoặc bổ sung vitamin D3 có tác dụng giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Mà chỉ khẳng định trẻ bị vàng da có nồng độ vitamin D3 trong máu thấp.

Sở dĩ bởi vitamin D3 và bilirubin đều phải chuyển hóa qua gan. Nhưng khi gan đang tập trung biến đổi bilirubin thì quá trình tiếp nhận và xử lý vitamin D3 sẽ tạm thời bị đình trệ.

Vì thế, uống vitamin D3 chỉ có tác dụng giúp trẻ không bị thiếu hụt đi dưỡng chất cần thiết này chứ không chữa trị hay làm giảm vàng da như nhiều mẹ lầm tưởng.

3. Trẻ bị vàng da có nên uống Vitamin D3?

Nên dùng vitamin D3 cho trẻ sơ sinh vàng da hay không? Câu trả lời là cần thiết, tuy với trẻ vàng da vitamin D3 được nạp vào cơ thể có khả năng sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian nhưng không có nghĩa chúng không hoạt động do đó mẹ vẫn nên chú trọng bổ sung dưỡng chất này để tránh bị thiếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.

Mặc dù trẻ bị vàng da có nguy cơ cao thiếu vitamin D3 nhưng chỉ nên tiêu thụ hàm lượng 400 IU vitamin D3 hằng ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu, không cần uống nhiều hơn các trẻ khác.

Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để nạp vitamin D3 cho trẻ là qua nguồn thực phẩm, tắm nắng hoặc qua thực phẩm chức năng bên ngoài. Tốt nhất với trẻ sơ sinh mẹ nên dùng dòng Vitamin D3K2 MK7 của Healthy Care, cung cấp đến 200 IU vitamin D3 – hàm lượng này hoàn toàn phù hợp vì mẹ có thể thoải mái kết hợp bổ sung cho trẻ cả những loại thực phẩm cùng phương pháp tắm nắng mà không lo thừa dưỡng chất này.

Trẻ bị vàng da vẫn nên bổ sung vitamin D3

Dạng giọt dễ hấp thu hơn nữa sản phẩm còn đạt được tiêu chuẩn TGA và cGMP – những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc với các sản phẩm có sự công bố rõ ràng đối tượng sử dụng từ “ infant” (trẻ sơ sinh) trên bao bì.

>>>Xem thêm: Giải đáp một vài thắc mắc về D3K2

4. Trẻ bị vàng da xử lý như thế nào?

Với trường hợp vàng da nhẹ, mẹ chỉ cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn đủ cữ hằng ngày là có thể cải thiện tình trạng này nhanh chóng hơn.

Với trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ phải điều trị tại bệnh viện bằng phương pháp chiếu đèn để chuyển bilirubin thành photobilirubin có khả năng tan trong nước, không gây độc và đào thải dễ dàng qua gan.

Hy vọng thông qua bài viết này mẹ sẽ không còn những hiểu lầm khi chăm sóc trẻ bị vàng da.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *