Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Lo lắng khi loãng xương ở trẻ gây ra những tác hại nguy hiểm

Loãng xương là tình trạng mật độ chất khoáng trong xương dần bị mất đi kèm theo cấu trúc trong xương bị yếu dần. Ở trẻ em, loãng xương có thể xảy ra rất sớm nếu ba mẹ không có phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng từ đó để lại những hậu quả nặng nề đến khả năng phát triển khỏe mạnh ở trẻ. Vậy cụ thể loãng xương ở trẻ gây ra tác hại nào?

1. Loãng xương ở trẻ gây ra những tác hại gì?

Khác với người lớn, triệu chứng loãng xương ở trẻ diễn ra vô cùng thầm lặng, ít có biểu hiện nào rõ ràng để gia đình nhận biết sớm hơn, do đó nhiều ba mẹ không thể đưa trẻ đi điều trị kịp thời khiến tình trạng này kéo dài và gây ra những tác hại cũng như những biến chứng nguy hiểm ở cả hiện tại và tương lai. Tác hại của bệnh loãng xương bao gồm:

Biến dạng cột sống

Bệnh loãng xương ở trẻ có thể gây biến dạng cột sống, tình trạng này là sự thay đổi hình dáng của cột sống trong quá trình tăng trưởng ở trẻ. Khi đó cột sống có thể sẽ bị cong ở phần ngực, thắt lưng ngực, thắt lưng hoặc thậm chí là cong cả 2 đường bao gồm ngực và thắt lưng..

Tất cả những thể biến dạng này đều gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn tới biến dạng lồng ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, vẹo cột sống ngực thắt lưng hình thành một số vấn đề thần kinh cơ như bại não, nứt đốt sống…


Biến dạng cột sống

Gãy xương

Thậm chí dù chỉ va chạm nhẹ xương cũng có thể bị gãy, trong khi đó trẻ thường yêu thích chạy nhảy, nô đùa khắp nơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, không những làm ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động quan trọng hằng ngày của trẻ mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu may mắn gãy xương ở những khu vực không nguy hiểm, trẻ có thể phải băng bó bằng nẹp với khả năng lành cao. Nhưng gãy xương ở những khu vực nguy hiểm hoặc khi gãy xương di chuyển ra khỏi vị trí, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra một số tình trạng nguy hiểm như chậm lành xương, can xương lành, sốc do mất máu và đau đớn, chèn ép khoang, tổn thương các nội tạng, tổn thương mạch máu,……….


Xương dễ gãy do loãng xương

Loãng xương ở trẻ gây lún xẹp đốt sống

Xẹp đốt sống hay còn được gọi là lún đốt sống, đây là tình trạng phần thân đốt sống không giữ được chiều cao ban đầu, khiến gây tổn thương vùng cột sống và khiến cho người bệnh bị đau. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm vì lún xẹp đốt sống có thể phải đối mặt với nguy cơ tàn tật suốt đời. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và tâm lý của trẻ.

2. Làm thế nào để phát hiện sớm tình trạng loãng xương ở trẻ?

Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu loãng xương ở trẻ rất khó để phát hiện nhưng sau đó những biểu hiện sẽ càng rõ ràng hơn. Một số biểu hiện của bệnh loãng xương ở trẻ em như sau:

– Nhức mỏi các xương dài, cơn đau trở nặng hơn về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

– Đau cột sống kèm theo các triệu chứng co cứng cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.

– Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao.

– Ngoài ra trẻ còn gặp một số triệu chứng toàn thân như: Ớn lạnh, ra mồ hôi, chuột rút,…


Dấu hiệu phát hiện sớm tình trạng loãng xương ở trẻ

Tuy nhiên, một khi phát hiện được những biểu hiện này ở trẻ, loãng xương đã tiến triển nặng hơn và có thể gây ra những tác hại đã được liệt kê. Vậy nên, ba mẹ không nên để đến lúc phát hiện mới đưa trẻ đi điều trị, thay vào đó khi xuất hiện tình trạng đau nhức ở xương, trẻ quấy khóc, khó ngủ thường xuyên dù là loãng xương hay bất cứ dấu hiện của một bệnh lý nào khác, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp là cách tốt nhất để ba mẹ phòng tránh được bệnh loãng xương ở trẻ. Đối với chế độ dinh dưỡng, đừng quên cho trẻ bổ sung thêm nhiều thực phẩm tự nhiên giàu canxi và không thể thiếu vitamin D3K2 từ sản phẩm Vitamin D3K2 Mk7 Healthy Care giúp canxi hấp thụ hiệu quả vào xương từ đó củng cố một hệ xương chắc khỏe. Đối với tập luyện, nếu không tìm được phương pháp rèn luyện cơ xương cho trẻ phù hợp, ba mẹ nên trao đổi với chuyên gia, bác sĩ để đề ra một bài tập phù hợp, an toàn và không gây gãy xương, góp phần đẩy sự phát triển xương của trẻ.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân loãng xương ở trẻ

*Thông tin sưu tầm*

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *