Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt là bình thường hay bất thường

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình, đỏ mặt khi ngủ diễn ra khá phổ biến ở giai đoạn đầu vì thế nhiều ba mẹ coi đó là một biểu hiện bình thường ở trẻ tuy nhiên nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên kèm theo những dấu hiệu bất thường khác mà ba mẹ quan sát được, đây có thể cảnh báo những bệnh lý liên quan đến sức khỏe của trẻ. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, ba mẹ hãy cùng D3K2 Healthy Care tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh hay vặn mình nhé.

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là bình thường hay bất thường

Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không? Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình thường diễn ra trong giai đoạn dưới 2 tháng tuổi và có thể kết thúc vào tháng 3 – 4. Theo số đông trẻ có hiện tượng này, vặn mình là một biểu hiện sinh lý khá bình thường và phổ biến tuy nhiên trong số ít trường hợp, đây có thể biểu hiện cho một bệnh lý đang ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý

– Vặn mình

– Quấy khóc

– Cựa quậy

– Uốn người

– Rặn đỏ mặt khi trẻ đi ngoài…

– Trẻ bú tốt, tăng cân, không kèm các dấu hiệu bất thường khác …

Dấu hiệu trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý

– Dễ cáu kỉnh, quấy khóc nhiều vô cớ, dỗ không nín

– Trẻ không tăng cân, phát triển chậm

– Gồng mình

– Xuất hiện co giật

– Da tím tái

– Da nổi mẩn ngứa

– Đổ mồ hôi trộm

– Nấc cụt nhiều

– Rụng tóc

– Còi xương…

Dấu hiệu nhận biết trẻ vặn mình sinh lý và bệnh lý

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình

Hiện tượng này xảy ra do trẻ chưa quen thuộc khi mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, khi bé ra đời vỏ não, các tế bào thần kinh và thể vân vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên các hoạt động dưới vỏ sẽ chiếm ưu thế hơn. Khi đó trẻ sẽ múa vờn, vận động tay chân thường xuyên để tập thích nghi dần dần với thế giới mới này.

Tuy nhiên vì trẻ sơ sinh hay vặn mình đến từ sinh lý hoặc bệnh lý vì thế hiện tượng này xảy ra cũng có thể xuất phát tử nhiều nguyên nhân khác, cụ thể:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình sinh lý:

– Do môi trường ngủ của trẻ quá ồn ào, nhiều ánh sáng hoặc nhiệt độ môi trường không thích hợp,…..

– Nhu cầu bú của trẻ trong giai đoạn đầu thay đổi khá nhiều, có lúc trẻ đói, có lúc trẻ sẽ quá no vì thế ba mẹ cần quan sát những dấu hiệu thể hiện việc trẻ đang đói hoặc đang no để kịp thời đáp ứng và nhanh chóng xử lý những tình trạng có thể xảy ra như khi trẻ quá no, vặn mình có thể dẫn đến ọc sữa ở trẻ sơ sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ,……

– Khi muốn tiểu tiện hoặc đại tiện, trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt, gồng người, để “tống khứ” ra ngoài.

– Tã của trẻ bị ướt khiến trẻ khó chịu

– Mẹ quấn chăn cho bé quá chặt khiến con khó vận động chân tay từ đó dễ phản ứng với biểu hiện vặn mình trong giấc ngủ.

Nguyên nhân trẻ vặn mình

Nguyên nhân bệnh lý:

– Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày…)

– Hạ canxi máu

– Dị ứng gây ngứa da;

– Côn trùng đốt hoặc chui vào tai trẻ;

– Mắc bệnh lý về gan;

– Vàng da sơ sinh;

– Rối loạn thần kinh bẩm sinh.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh vặn mình

Trẻ sơ sinh vặn mình phải làm sao? Trước tiên để có cách xử lý chính xác, ba mẹ hãy xác định rõ trẻ sơ sinh vặn mình nhiều đến từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý dựa vào những biểu hiện. Từ đó, bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đối với nguyên nhân bệnh lý: Hầu hết những nguyên nhân bệnh lý đều do trẻ thiếu vitamin D cụ thể là vitamin D3. Do đó, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ nguồn dưỡng chất ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau khi trẻ ra đời.

Với sản phẩm vitamin D3K2 MK7 Healthy Care được chứng minh độ an toàn với trẻ sơ sinh khi sử dụng, ba mẹ hoàn toàn yên tâm về việc bổ sung hàm lượng thích hợp vitamin D3 đồng thời nâng cao khả năng hấp thu canxi vào xương để hạn chế một số triệu chứng liên quan. Ngoài ra, ba mẹ có thể đưa trẻ đến các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị cụ thể.

– Đối với nguyên nhân sinh lý: Hãy thay đổi tất cả những nguyên nhân gây ra tình trạng vặn mình sinh lý bao gồm môi trường ngủ của trẻ, thường xuyên kiểm tra da của trẻ, quan tâm đến vấn đề bỉm tã, hãy cố gắng xoa dịu trẻ mỗi ngày để trẻ cảm thấy thoải mái,….


Mẹo giúp trẻ không bị vặn mình

Khi trẻ vặn mình mà không có những biểu hiện bất thường, mẹ có thể yên tâm về tình trạng này không gây ra bất cứ tác hại nào đến sức khỏe cũng như khả năng phát triển của con.

>>>Xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi

*Thông tin sưu tầm*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *