Khi mọc răng trẻ thường kèm theo triệu chứng đau nhức vùng lợi từ mức độ nặng đến nhẹ, gây ra cảm giác khó chịu, quấy khóc kèm theo sốt cao. Vì thế trong giai đoạn này ba mẹ cần phải tìm cách để giúp trẻ giảm đau khi mọc răng để vượt qua cơn “khủng hoảng” này một cách nhẹ nhàng nhất. Vậy có những cách nào để giảm đau khi mọc răng cho trẻ. Hãy cùng D3K2 tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
1. Dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng
Khi phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện sau, có thể trẻ đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.
– Trẻ bị chảy nước dãi
– Trẻ bị đau và sưng lợi
– Trẻ thích cắn mọi thứ để giảm khó chịu
– Cơn đau khiến trẻ dễ bị cáu kỉnh, tức giận, quấy khóc nên sẽ bú ít hoặc bỏ bú
– Mọc răng sẽ gây sốt
– Cơn đau từ việc mọc răng còn khiến trẻ bị mất ngủ, đặc biệt là ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm
Dấu hiệu trẻ mọc răng
>>>Xem thêm: Tình trạng trẻ mọc răng chậm
2. Làm thế nào để giảm đau khi mọc răng cho trẻ?
Cho trẻ ngậm ti giả để giảm đau khi mọc răng
Cách giảm đau khi mọc răng ở trẻ tiếp theo mà ba mẹ có thể dễ dàng áp dụng đó chính là cho trẻ ngậm ti giả. Động tác nhai và chà xát vào nướu sẽ giúp trẻ quên đi được cảm giác đau đớn và ngứa ngáy. Nhưng để giảm khả năng gây tổn thương nướu cũng như những tác hại khi sử dụng núm vú giả lâu ngày như dễ bị phụ thuộc trong các hoạt động thường ngày, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa, nguy cơ bị tưa miệng, răng bị lệch lạc, mọc chậm,……Do đó tần suất sử dụng nên ở mức hợp lý.
Chườm lạnh là cách giảm đau khi mọc răng cho bé
Chườm lạnh từ lâu đã là phương pháp hữu hiệu trong vấn đề giảm sưng, đau, tấy và mọc răng cũng không ngoại lệ. Ba mẹ có thể sử dụng cách này để giúp trẻ không bị khó chịu trong suốt quá trình mọc răng này của chúng.
Ba mẹ có 3 cách dưới đây để thực hiện:
– Cách 1: Dùng khăn lạnh chườm bằng cách làm ướt một chiếc khăn tắm mềm mại sau đó đặt chúng vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 20 đến 30 phút. Khi mẹ thấy khăn đã đủ lạnh và có độ cứng do đóng băng, hãy đặt lên nướu – nơi răng đang mọc hoặc có thể chườm lên má để giảm cảm giác ê buốt.
– Cách 2: Cho trẻ ngậm đồ lạnh. Mẹ có thể đưa cho bé một mẩu bánh mì tròn trái cây hoặc một loại rau củ quả cứng như cà rốt đã được gọt sạch và ướp lạnh để trẻ ngậm. Nhưng lưu ý với những trẻ nhỏ thường xảy ra nguy cơ bị nghẹn thức ăn vì thế khi làm đông lạnh mẹ có thể cắm một chiếc que hoặc cho vào khay làm kem sẵn, tay cầm sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi hơn khi trẻ đang sử dụng. Nếu bé đủ lớn, bạn có thể cho bé ăn sữa chua hoặc táo nghiền ướp lạnh nhằm làm dịu lợi, giảm đau hiệu quả.
Giảm đau khi trẻ mọc răng
Sử dụng kem bôi nướu để giảm đau khi mọc răng ở trẻ
Tuy nhiên không thể áp dụng cách dùng đồ lạnh cho trẻ mãi được vì cách này sẽ dẫn đến một số vấn đề liên quan khác đặc biệt là viêm họng ở trẻ và tê liệt nướu. Lúc này sử dụng kem bôi xen kẽ sẽ mang đến những tác dụng giảm đau tốt hơn cho trẻ. Nhưng để không gây ra những tác dụng phụ như khiến trẻ bị tê lưỡi, làm bé khó nuốt thức ăn, mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tùy vào loại kem bôi sử dụng những hầu hết mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng tối đa 6 lần và tránh bôi kem trước khi ăn.
Sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho bé
Với những trẻ lớn hơn có thể nhai nuốt dễ dàng hoặc trẻ vì đau mà quấy khóc, không thể bú sữa hoặc ăn uống bình thường như trước, mẹ có thể thay thế bằng cách dùng thuốc giảm đau khi mọc răng.
Bạn có thể dùng paracetamol để giảm đau nhưng chỉ nên cho bé dùng đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, thuốc này chỉ nên sử dụng cho bé trên 2 tháng tuổi, còn ibuprofen dùng cho bé hơn 3 tháng tuổi và bé phải nặng ít nhất 5kg. Bạn hãy hỏi bác sĩ cẩn thận về liều lượng nên cho bé dùng.
Mọc răng ở trẻ là một quá trình lâu dài và thường lặp lại theo thời gian. Do đó, bạn không nên cho bé uống thuốc giảm đau quá thường xuyên. Nếu bạn quyết định cho bé uống thuốc giảm đau, hãy tránh xa aspirin vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reyes ( Là bệnh tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ đa số sau nhiễm virus cấp tính ).
Thuốc giảm đau khi mọc răng cho trẻ
Để giúp trẻ giảm đau khi mọc răng và vượt qua giai đoạn quan trọng này một cách dễ dàng cũng như để ba mẹ không phải vất vả mỗi khi con quấy khóc, bỏ ăn, cần nắm rõ những phương pháp giảm đau ở trên ba mẹ nhé.
*Thông tin sưu tầm*