Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Vàng da bệnh lý ở trẻ – biểu hiện nghiêm trọng đến sức khỏe

Vàng da ở trẻ chi ra làm hai mức độ vàng da sinh lý thuộc mức độ nhẹ và vàng da bệnh lý thuộc mức độ nặng hơn. Từ đây có thể thấy, vàng da bệnh lý ở trẻ là một tình trạng khá nguy hiểm, báo động xấu đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện sớm cũng như có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vàng da bệnh lý trong bài viết dưới đây nhé.

1. Biểu hiện của vàng da bệnh lý

Vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Vàng da bệnh lý có nguy hiểm không? So với vàng da sinh lý, mọi biểu hiện ở tình trạng này thường nặng hơn về thời gian, triệu chứng, mức độ. Biểu hiện vàng da bệnh lý cụ thể như sau:

– Vàng da bệnh lý xuất hiện khi nào? Vàng da sinh lý ở trẻ thường sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh và tự hết trong khoảng thời gian ngắn từ 7 – 10 tuần. Ngược lại với vàng da bệnh lý ở trẻ, nó sẽ xuất hiện sớm ( thường 24 giờ sau sinh), tiến triển nhanh và không hết sau khoảng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non

– Mức độ vàng da bệnh lý nặng hơn, triệu chứng vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, cổ, ngực mà lan đến cả bụng, cánh tay, chân, vàng cả lòng bàn chân và lòng bàn tay thậm chí cả kết mạc mắt cũng có dấu hiệu

– Trẻ không chỉ vàng da mà còn kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật, sốt, phân bạc màu,…

– Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Thông thường chỉ trong khoảng 12mg% ở trẻ đủ tháng với tốc độ tăng không quá 5mg% trong 24 giờ. Nếu tăng quá mức này có thể trẻ đã mắc bệnh vàng da bệnh lý.


Biểu hiện của vàng da bệnh lý

2. Biến chứng nguy hiểm từ vàng da bệnh lý ở trẻ

Biến chứng của vàng da bệnh lý như thế nào? Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, có thể kể đến:

– Bilirubin não cấp tính: trẻ sẽ bị vàng da cùng với một số biểu hiện như ngủ li bì, không tập trung, khóc thét, bỏ bú, sốt cao, xoắn vặn,….

– Vàng da nhân (Bệnh não do Bilirubin): Đây có thể là biến chứng nặng nhất của vàng da bệnh lý ở trẻ. Bilirubin không được gan đào thải kịp thời sẽ tấn công trực tiếp đến não của trẻ khiến trẻ gặp những tổn thương não đến mức không thể hồi phục lại như trước thậm chí còn khiến trẻ tử vong.


Biến chứng vàng da ở trẻ

3. Vàng da bệnh lý ở trẻ điều trị bằng cách nào?

Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị phổ biến:

– Chiếu đèn: là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.

– Thay máu: là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.

– Cung cấp nước và năng lượng

Trẻ bị vàng da sơ sinh khi được cung cấp đủ nước và năng lượng có thể qua đường bú hoặc truyền dịch sẽ làm tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin và giảm nồng độ chất này trong máu. Vì thế mà các dấu hiệu vàng da cũng giảm dần, trẻ không gặp phải nguy hiểm do biến chứng thần kinh khi Bilirubin tăng cao trong máu.

(Theo https://medlatec.vn/)


Điều trị trẻ bị vàng da

4. Phòng tránh vàng da ở trẻ như thế nào?

– Chăm sóc trẻ thật tốt ngay từ khi mang thai

– Cho trẻ bú sữa non của mẹ ngay sau sinh để tăng cường đề kháng, đảm bảo bú đủ các cữ sữa mẹ hoặc sữa công thức

– Tắm nắng cho trẻ nhưng hãy lưu ý đến khoảng thời gian thích hợp

– Bổ sung đầy đủ lượng vitamin D3 cho trẻ từ sữa mẹ, thực phẩm tự nhiên hoặc Vitamin D3K2 Mk7 Healthy Care.

Vàng da bệnh lý ở trẻ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với vàng da sinh lý. Nhưng mẹ yên tâm, nếu có biện pháp can thiệp và điều trị sớm trẻ vẫn thể phát triển và tăng trưởng bình thường.

>>>>Xem thêm: Trẻ bị vàng da có phải do thiếu vitamin D3

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *