Một số vấn đề thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác do dấu hiệu ban đầu thường giống nhau, điều này cũng khiến các bậc phụ huynh khó phát hiện và xử lý kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về những tác động từ việc thừa vitamin D3 đối với cơ thể trẻ.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thừa vitamin D3
Một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề dư thừa vitamin D3 ở trẻ như sau:
– Bổ sung vitamin D3 vượt quá khuyến nghị từ nhà sản xuất và vượt quá lượng vitamin D3 theo tiêu chuẩn của WHO ( trẻ sơ sinh cần 400IU vitamin D3/ngày).
– Một số vitamin D3 có thể chứa các tạp chất hoặc không đạt được các tiêu chuẩn an toàn khiến trẻ tiêu thụ quá nhiều lượng vitamin D3 gây ảnh hưởng không nhỏ sức khỏe tổng thể.
– Dùng đồng thời vitamin D3 từ nhiều hãng khác nhau
– Kết hợp cùng lúc nhiều nguồn bổ sung vitamin D3 dẫn đến dư thừa nghiêm trọng.
2. Dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ
Khi vô tình mắc những sai lầm trên trong quá trình bổ sung vitamin D3 cho trẻ, những dấu hiệu thừa dưỡng chất này có thể bắt đầu xuất hiện.
– Nôn và buồn nôn: Lượng vitamin D3 lớn trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất quá nhiều enzym tiêu hóa, khi đó tình trạng rối loạn tiêu hóa, nôn và buồn nôn sẽ xảy ra. Nếu trẻ mắc chứng trào dạ dày thực quản, nôn và buồn nôn có thể trở nên trầm trọng hơn bình thường.
– Khó thở và mệt mỏi: Nồng độ canxi trong máu tăng cao sẽ xảy ra khi cơ thể thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tác động lên hệ thần kinh và tim mạch khiến trẻ trở nên khó thở và mệt mỏi thường xuyên.
– Trẻ thừa vitamin D3 sẽ đi tiểu nhiều hơn hoặc không đi tiểu suốt cả ngày: Một trong những lợi ích ít người biết đến về vitamin D3 là giữ sự cân bằng nước trong cơ thể, nhưng khi lượng vitamin D3 lớn thận phải xử lý nhiều nước hơn và gây tiểu nhiều. Khi tình trạng này càng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, hội chứng thận hư sẽ diễn ra, biểu hiện là vô niệu
– Khô miệng, bỏ bú: Bổ sung vitamin D3 quá liều có thể khiến trẻ bị khô miệng và bỏ bú. Vitamin D3 dư thừa kích thích dạ dày, gây buồn nôn, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, làm trẻ cảm thấy không đói. Đi tiểu nhiều cũng có thể khiến trẻ mất nước và khô miệng, ăn không ngon.
– Kích ứng da: Bổ sung vitamin D3 đúng liều lượng có thể giúp trẻ sơ sinh cải thiện tình trạng da và giảm nguy cơ bị chàm da. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, vitamin D3 có thể gây các vấn đề về da như kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
– Tiêu chảy hoặc táo bón: Đường ruột của trẻ non nớt, gặp phải nồng độ vitamin D3 lớn càng làm cho hoạt động bị quá tải dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…..
– Co giật: Co giật có thể xem là tình trạng nặng nhất trong các biểu hiện thừa vitamin D3 vì chúng gây rối loạn chức năng hệ thần kinh và cơ.
– Tăng nồng độ vitamin D trong máu: Vitamin D3 là một dạng cụ thể của vitamin D. Khi trẻ thừa D3, nồng độ vitamin D trong máu sẽ tăng. Nếu nồng độ vượt quá 100 ng/ml (250 nmol/L), có thể coi là thừa và gây ra vấn đề sức khỏe.
– Tăng nguy cơ loãng xương: Vitamin K2 và vitamin D3 cùng hoạt động để duy trì sự cân bằng canxi trong cơ thể. Khi vitamin D3 tăng, nhu cầu về vitamin K2 cũng tăng theo. Nếu thiếu vitamin K2, vitamin D3 sẽ không hoạt động hiệu quả và có thể dẫn đến loãng xương ở trẻ sơ sinh. Do đó, việc bổ sung cả D3 và K2 cho trẻ là quan trọng để giúp xương phát triển khỏe mạnh và giảm các triệu chứng khác do thừa vitamin D3.
3. Làm thế nào khi con có dấu hiệu thừa vitamin D3?
Như vậy có thể thấy các tác hại dư thừa vitamin D3 đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của bé, càng kéo dài càng tác động xấu.
Vậy phải làm thế nào khi con có dấu hiệu thừa vitamin D3?
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, nếu phát hiện bổ sung vượt quá, ba mẹ hãy ngập lức tức ngừng bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày.
– Nếu các dấu hiệu kéo dài không giảm và ngày càng nghiêm trọng, hãy cho trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức để xác định mức độ thừa vitamin D3 và có hướng xử lý thích hợp nhất.
Bên cạnh đó hãy cho trẻ sử dụng những dòng Vitamin D3 chất lượng cao. Gợi ý cho mẹ sản phẩm vitamin D3K2 Mk7 Healthy Care. Đạt tiêu chuẩn TGA và cGMP – Những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc, đặc biệt càng nghiêm ngặt với các sản phẩm có sự công bố rõ ràng đối tượng sử dụng từ “ infant” (trẻ sơ sinh) trên bao bì.
Thành phần tinh khiết, an toàn tuyệt đối cho trẻ, không chứa: tinh bột, đường lactose, gluten, dẫn xuất sữa, men, hương vị phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản. Nguồn nguyên liệu thực vật, không hóa chất, không biến đổi gen.
Trên đây là một số thông tin ba mẹ cần nắm rõ về tình trạng thừa vitamin D3 ở trẻ.
>>>Xem thêm: Trẻ bổ sung vitamin D3 có cần phải tắm nắng hằng ngày nữa không?
*Thông tin sưu tầm*